19008698
Newvision Law

Newvision law

Hỏi luật sư - Chi tiết tin
"Luatsutuan.net" - Thực phẩm bẩn tung hoành, soi dưới vấn đề pháp lý
11/26/2015 2:27:22 PM

 Như Pháp lý đã phản ánh và đăng tải, cũng như ý kiến của các chuyên gia y tế, chuyên gia môi trường đều chỉ ra 2 tác nhân nổi cộm làm số người mắc ung thư ở Việt Nam tăng chóng mặt,...

Thực phẩm bẩn –  một khái niệm không xa lạ với người dân Việt Nam hiện nay. Nó đã và đang trở thành nỗi lo ngại thường trực cho sức khoẻ của con người. Ngộ độc thực phẩm, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá và đặc biệt là ung thư,… là những căn bệnh đáng sợ do thực phẩm bẩn mang lại. 

Thực phẩm bẩn đang trong tình trạng báo động và trở thành nỗi lo sợ của người tiêu dùng,làm sao để khắc phục thực trạng  góp phần xây dựng hệ thống, cơ chế quản lý tốt hợn cho vấn đề này  Luật sư Tuấn - Công ty Luật Newvision, đóng góp ý kiến cho vấn đề trên.

(Pháp lý) – Như Pháp lý đã phản ánh và đăng tải, cũng như ý kiến của các chuyên gia y tế, chuyên gia môi trường đều chỉ ra 2 tác nhân nổi cộm làm số người mắc ung thư ở Việt Nam tăng chóng mặt, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và thực phẩm bẩn. Hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện đã được hình sự hoá, được quy định bổ sung trong Dự thảo BLHS sửa đổi. Tuy nhiên còn một tác nhân gây ung thư vẫn hàng ngày, hàng giờ ám ảnh, đe doạ sức khoẻ người Việt, gia đình Việt, đó là thực phẩm bẩn. Thực phẩm bẩn tung hoành tràn lan đang là nỗi ám ảnh, nhưng những kẻ tạo ra thực phẩm bẩn thì lại chưa bị pháp luật “sờ gáy”.

Vừa qua, nhiều phương tiện truyền thông và Đại biểu QH đã lên tiếng về thực trạng này. Pháp lý xin đăng tải những kiến nghị của các  Đại biểu Quốc hội, chuyên gia pháp luật về các giải pháp chính sách pháp luật, nhằm ngăn chặn “tội ác” mang tên thực phẩm bẩn  – một trong những tác nhân chính gây ung thư hiện nay.

Tội ác mang tên “thực phẩm bẩn”

Đã có hàng trăm, hàng ngàn thông tin liên quan đến thực phẩm bẩn được đăng tải trên các phương tiện truyền thông khiến không ít người phải rùng mình và nghĩ tại sao lại có thể độc ác đến thế: thịt heo bị tiêm chất tạo nạc, rau thì dư thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nhiều thuốc hóa học, trái cây thì ngâm hóa học thúc chín, bảo quản lâu ngày, Để con tôm tăng trọng lượng, tươi ngon thu hút người mua, người ta sẵn sàng bơm hoá chất, với suy nghĩ ấu trĩ “có tí hoá chất này chắc ăn không việc gì”. Hay đến mua chuối, để có thể nhanh có được những nải chuối chín đẹp mắt mà không mất thời gian ủ, người kinh doanh chỉ cần vài giọt thuốc thúc chín trái cây mua ở chợ

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo về một thảm họa sắp xảy ra với loài người khi tỉ lệ bệnh ung thư sẽ tăng đến 57% trong vòng 20 năm nữa. Trong khi đó, hiện tỷ lệ ung thư của Việt Nam được đánh giá là cao nhất thế giới mà nguyên nhân chính do thực phẩm bẩn gây ra. Điều đáng sợ hơn, vì lợi nhuận bán hàng mà nhiều kẻ vô lương tâm đã sử dụng hoá chất độc hại vào thực phẩm, đầu độc đồng loại.

Pháp luật hình sự còn bỏ sót hành vi “tội ác” của những kẻ tạo ra thực phẩm bẩn

Chưa khi nào vấn đề an toàn thực phẩm lại nổi cộm như hiện nay. Hành vi tạo ra thực phẩn bẩn đã trở thành “tội ác” đe doạ sức khoẻ người tiêu dùng. Bằng chứng,  ở nước ta có 150.000 ca ung thư mỗi năm có một phần lớn nguyên nhân do thực phẩm bẩn, con số này vừa được Bộ Y tế và Hội Ung thư Việt Nam công bố tại Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 17. Vậy mà tội ác này vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật vì chưa có chế tài nào đủ mạnh để ngăn chặn.

Thực phẩm bẩn đã được ví như ma tuý nhưng có điều nó huỷ diệt âm thầm, khó nhận diện. Tuy nhiên khi đã được xem như ma tuý “ngầm” rồi, sao chế tài đối với kẻ gây ra tội ác này lại chưa đặt ra. Mọi người đều biết, chỉ cần giữ một mẫu ma tuý trên người hoặc sản xuất một vài gam ma tuý là bị rơi vào vòng pháp luật và bị xử lý hình sự. Vậy mà, hàng trăm tấn thịt chứa chất cấm, hàng ngàn loại hoá chất độc hại phục vụ tạo nên thực phẩm bẩn lại chỉ xử lý nhẹ hều, xử phạt hành chính. Để rồi nhiều kẻ vô lương tâm vẫn hàng ngày vì lợi nhuận kinh doanh mà sử dụng hoá chất đầu độc người dân mình.

Chỉ mới 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra phát hiện, xử lý 55.234 vụ vi phạm hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, trong đó có thực phẩm bẩn. Riêng Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có số vụ vận chuyển, buôn bán thực phẩm bẩn bị phát hiện nhiều. Cụ thể, Chi cục QLTT Hà Nội xử lý 753 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt hành chính 4,29 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy 7,3 tỷ đồng. Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh thu giữ 519.515 đơn vị sản phẩm, 2.006 tấn thực phẩm các loại.

Có thể thấy rằng nếu những kẻ tạo ta thực phẩm bẩn chỉ dừng lại ở mức bị xử phạt hành chính thì con số vi phạm sẽ còn tiếp tục tăng đến mức khủng khiếp. Vì số tiền phạt không thấm vào đâu so với lợi nhuận họ kiếm được. Nếu chế tài pháp luật không đủ mạnh thì sẽ không bao giờ răn đe được lòng tham của họ. Để bữa cơm “sạch” theo đúng nghĩa, để người dân Việt hết hoang mang, lo sợ về cái bỏ vào miệng, để không chết sớm thì pháp luật phải trừng trị “tội ác” này.

Quản lý không xuể

Đề cập thực trạng trên, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP - Bộ Y tế, thừa nhận có không ít nguy cơ mất an toàn thực phẩm khi hiện nay có đến 85% cơ sở chế biến, sản xuất là vừa và nhỏ. Nhiều cơ sở tuy đã được cơ quan quản lý cấp chứng nhận an toàn nhưng trong quá trình kinh doanh không thực hiện nghiêm túc, lợi dụng chứng nhận này để cho ra lò thực phẩm bẩn. Hoặc có cơ sở được cấp chứng nhận rau an toàn nhưng khi bán lại trộn lẫn rau không rõ nguồn gốc.

Để phần nào đề phòng thực phẩm bẩn, ông Phong khuyến cáo người tiêu dùng phải kiên quyết không tiêu thụ sản phẩm không rõ xuất xứ. Điều này vừa là quyền vừa là trách nhiệm của người tiêu dùng: Sử dụng sản phẩm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tố giác, đấu tranh với hành vi vi phạm. “Một cuộc điều tra xã hội học do Hội Nông dân và Hội Phụ nữ thực hiện, hỏi: Vì sao người dân phát hiện thực phẩm bẩn mà không đấu tranh? Có tới gần 85% người dân trả lời là ngại va chạm. Nguyên nhân của vấn đề này là do mối quan hệ họ hàng, tình làng nghĩa xóm hay do nể nang. Cần phải thay đổi quan niệm này để bảo vệ mình và người khác” - ông Phong nói.

Ông Trần Văn Châu, Trưởng Phòng Công tác thanh tra  Cục ATTP, cho rằng các văn bản và chế tài xử lý các sai phạm trong lĩnh vực ATTP khá đầy đủ. Cái khó chính là ý thức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Câu chuyện nông dân trồng 2 luống rau, một luống để ăn và một luống để bán đã minh họa rất rõ vấn đề này.

“Nếu không có sự tự giác của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thì cơ quan quản lý rất khó giám sát. Một cơ sở có thể sản xuất suốt ngày đêm, cơ quan chức năng không thể trông chừng 24/24 giờ” - ông Phong cho biết. Như vậy phải làm sao để khắc phục thực trạng này.

Kiến nghị xử lý hình sự  hành vi bán, sử dụng chất cấm tạo ra thực phẩm bẩn

Trước tình trạng thực phẩm bẩn “lộng hành” trên thị trường, đã có nhiều ý kiến cho rằng cần một chế tài xử lý nghiêm hành vi đầu độc này. Đặc biệt là thay xử lý hành chính nhẹ hều bằng xử lý hình sự để có thể ngăn ngừa được tội ác. Vấn đề này cũng là tâm điểm được các Đại biểu cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội vừa diễn ra. Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu quan điểm: cần coi chất cấm trong chăn nuôi như ma tuý, sử dụng chất cấm là tội ác. Trong thời gian tới, để ngăn chặn chất độc hại, chất cấm tấn công thị trường thực phẩm Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công an sẽ kiên quyết tìm ra các đối tượng, đường dây mua bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và thực phẩm, đồng thời đề nghị Quốc hội bổ sung hành vi sử dụng chất cấm là một tội ác cần phải truy tố theo luật hình sự.

 

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Đoàn Luật sư Hà Nội đề xuất nhiều biện pháp mạnh để xử lý kẻ tạo ra thực phẩm bẩn

Trao đổi với PV, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Đoàn Luật sư Hà Nội đã đưa ra đề xuất thiết thực: Thứ nhất, hiện nay đã có Nghị định số 178/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên đối với các cửa hàng bán hóa chất độc hại, cở sở kinh doanh thực phẩm bẩn hiện nay, biện pháp xử lý hành chính chưa đủ răn đe thì việc xử lý hình sự đối với các trường hợp này là hết sức cần thiết. Bởi việc bán hóa chất độc hại, cũng như tạo ra thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh là hành vi vô cùng nguy hiểm cho xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của rất nhiều người hoặc gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Thứ hai, nhà nước cần sớm ban hành ngay danh mục chất cấm không được phép đưa vào thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nếu đưa vào mà những hành vi sử dụng chất cấm vẫn tiếp diễn thì cần xử lý hình sự.

 

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An phát biểu tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII

Bà Đinh Thị Phương Khanh, đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cũng đề xuất bổ sung quy định về chất cấm trong chăn nuôi và thực phẩm vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Theo bà Khanh, phải xem hành vi này là tội ác, phải xử lý hình sự mới răn đe được. Bởi lẽ, tác hại đối với người tiêu dùng đã thấy rõ, đây là tội ác giết người từ từ, hàng loạt. Bất cập nhất là chúng ta chưa quy định tỷ lệ chất cấm khi phát hiện tổn hại, đến đâu là ngưỡng cho phép? Không thể để xảy ra ngộ độc mới xử lý (vì chất độc tích tụ mỗi ngày), không thể chờ người chết rồi mới truy xuất lại nguồn gốc thực phẩm – vì biết ăn cái gì, ăn như thế nào để xử lý vi phạm ?

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Chăn nuôi cũng nhận định: Các trường hợp có hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thân thể của con người cần xử lý hình sự.

Không chỉ riêng Bộ NN&PTNT lên tiếng mà Bộ Công an cũng sẽ phối hợp để ngăn ngừa hành vi buôn bán, sử dụng trái phép các chất độc hại, chất cấm, thực hiện “đánh chất cấm như đánh ma tuý”. Đại tá Trần Trọng Bình, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) cho rằng: Để khắc phục bất cập này, không thể căn cứ yếu tố cấu thành hậu quả khi quy định tội về sử dụng chất cấm trong thực phẩm mà phải áp dụng yếu tố cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi đưa hoặc sử dụng chất cấm vào thực phẩm, thức ăn chăn nuôi là bị truy tố về hình sự.

Quan tâm đến vấn đề thực phẩm bẩn (đặc biệt là chất cấm), PGS.TS Phùng Trung Tập – Giảng viên Khoa luật Dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn tội ác này: Ở Việt Nam cần phải sớm xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm trước lợi ích của người tiêu dùng và trước Nhà nước. Theo tôi, cơ quan quản lý thị trường phải là cơ quan chịu trách nhiệm chính. Vì sản phẩm từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và người tiêu dùng là một chuỗi của quá trình sản xuất- tiêu dùng, mà thị trường là mắt xích cuối cùng của quá trình đó. Xác định được mắt xích cuối cùng sẽ truy ngược lại các mắt xích trước đó. Theo đó, trách nhiệm thuộc về ai sẽ được xác định một cách chính xác.  Bên cạnh đó, nghĩa vụ kiểm soát của cơ quan thanh tra đối với các loại thực phẩm chứa chất độc hại không phải nằm trên câu chữ của các văn bản pháp luật mà là những hành động cụ thể, là tinh thần trách nhiệm. Theo tôi, nếu có danh mục các chất cấm lưu thông dân sự và các chất này không được dùng vào bảo quản thực phẩm, pha trộn vào thức ăn chăn nuôi gia súc mà cá nhân hay tổ chức vẫn sử dụng vào các mục đích trên gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải chịu các chế tài như: Bị phạt vi phạm hành chính; bị đình chỉ kinh doanh nói chung có kỳ hạn hoặc vĩnh viễn, phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại và nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Qua những đề xuất kiến nghị các đại biểu quốc hội cũng như chuyên gia pháp lý có thể thấy để ngăn chặn được tội ác do những cá nhân tạo ra thực phẩm bẩn thì chỉ có thể sử dụng “cây gậy” pháp luật hình sự. Những kẻ gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, tới đây sẽ bị chế tài nghiêm khắc xử lý hình sự. Vậy nên không có lý do nào mà “tội ác” của những kẻ tạo ra thực phẩm bẩn lại lọt lưới pháp luật. Mong rằng các chính sách pháp luật bổ sung tới đây có thể là điểm tựa vững chắc để xã hội và người dân có thể phòng được bệnh ung thư – nỗi ám ảnh của nhân loại.

(Nguồn phaply.net.vn)

Trân trọng./.

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

                    LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN TUẤN

                    Địa chỉ: Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội.

                    Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986

                    Hotline 24/7 : 0985 928 544 - 0918368772 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn )

                    Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn

 
 
 
 

 

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hỗ trợ trực tuyến
Luật Sư Tuấn
Luật Sư Tuấn
0985 928 544
Trợ Lý Luật Sư
Trợ Lý Luật Sư
0936 883 990
Hỗ Trợ Giải Đáp 24/7
Hỗ Trợ Giải Đáp 24/7
0918 368 772
Thông tin liên hệ

 

Luật sư nguyễn văn Tuấn

 Luật Sư Tuấn “Thành công của khách hàng chính là thành công của tôi”

  Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

  Hotline 24/7 : 1900.8698

  Email: hanoi1@newvisionlaw.com.vn

 

 

 

 

 

Các tin mới nhất
Chuyện hy hữu: Chồng lấy phôi thai của vợ cho bồ mang thai Chuyện hy hữu: Chồng lấy phôi thai của vợ cho bồ mang thai
Chương trình tuyên truyền pháp Luật an toàn giao thông Chương trình tuyên truyền pháp Luật an toàn giao thông
Luật sư Tuấn tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó tại h.Con Cuông Luật sư Tuấn tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó tại h.Con Cuông
Hãng Luật TGS trợ giúp pháp lý thành công tại tỉnh Nghệ An Hãng Luật TGS trợ giúp pháp lý thành công tại tỉnh Nghệ An
Bảo vệ trẻ em trong những vụ án xâm hại tình dục như thế nào ? Bảo vệ trẻ em trong những vụ án xâm hại tình dục như thế nào ?
Phát hiện con mình bị xâm hại, tôi phải làm gì? Phát hiện con mình bị xâm hại, tôi phải làm gì?
Người bào chữa phát biểu trước hay bị cáo phát biểu lời bào chữa trước? Người bào chữa phát biểu trước hay bị cáo phát biểu lời bào chữa trước?
Luật sư Nguyễn  Văn Tuấn đại diện khởi kiện Trưởng công an thành phố Uông Bí Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đại diện khởi kiện Trưởng công an thành phố Uông Bí
Bảo tàng tư nhân mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ lớn nhất Việt Nam Bảo tàng tư nhân mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ lớn nhất Việt Nam
Ham vé máy bay giá rẻ, nhiều người nhận trái đắng Ham vé máy bay giá rẻ, nhiều người nhận trái đắng
 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời Kênh QPVN về quyền lợi người tiêu dùng Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời Kênh QPVN về quyền lợi người tiêu dùng
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời trước cơ quan báo trí về việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời trước cơ quan báo trí về việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam
Luật sư Tuấn tư vấn  đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế “Máy sấy tiêu ngũ sắc” Luật sư Tuấn tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế “Máy sấy tiêu ngũ sắc”
 Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?
Đăng ký nhãn hiệu bản lề AAA Đăng ký nhãn hiệu bản lề AAA
© Copyright 2014 Newvision. All rights reserved. Developed by Livesoft