Câu hỏi:
Con gái tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về nhà sau giờ làm việc. Có người bạn cho tôi biết trường hợp của con gái tôi được coi là bị tai nạn lao động và người thân được hưởng một khoản trợ cấp. Xin cho hỏi người bạn tôi nói thế có đúng không? Nếu đúng thì gia đình tôi sẽ được trợ cấp như thế nào?(Nguyễn Văn Hoàng – Cầu Giấy, Hà Nội).
Trả lời:
Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:“Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 của Luật này””; “a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn” (khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2006).
Theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định:“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây: ...b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý; 2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.
Ngoài ra, theo điểm 1, Mục III Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:“(b) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động mà các công việc đó gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động được phân công.(c) Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường mà hằng ngày, người lao động vẫn thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại”.
Do vậy, nếu ông có đủ căn cứ như quy định nêu trên thì con gái ông và gia đình ông được hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Các loại trợ cấp và mức hưởng trợ cấp được quy định tại các Điều 41, 42, 43, 45, 46, 47,48 Luật Bảo hiểm xã hội 2006.
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Công ty Luật Newvision
Hãy liên hệ với Luật Sư để được tư vấn miễn phí
Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn - Đoàn Luật Sư Hà Nội
Địa chỉ: Số 9,Ngách 6A ,Ngõ 6 ,Đường Phạm Văn Đồng ,Q.Cầu Giấy,TP.Hà Nội
Hotline: 0985 928 544
Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi
Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn