Độc giả Lê Hoài Phương có câu hỏi như sau:
Chào Luật sư! Hiện tại Cha em có đứng tên quyền sử dụng 01 thửa đất ruộng được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) năm 2008. Nguồn gốc thửa đất là do Ông cố em mất năm 1953 để lại cho Ông nội em sử dụng, đến năm 1975 Ông nội em mất để lai cho Cha em sử dụng; khi giao đất cho Cha em sử dụng thì Ông nội chỉ nói miệng, trong hồ sơ ghi nhận là Ông nội đã để lại thửa đất đó cho Cha em sử dụng và được Ủy ban nhân dân đóng dấu xác nhận. Nhưng hiện nay mấy cô chú của em kiện Cha em đòi chia thửa đất đó, mà hiện tại biên lai đóng thuế Cha em đã làm mất khi dọn, sửa nhà, Bà nội em đã mất năm 1995. Vậy cho em hỏi luật sư khi kiện như vậy Cha em có thắng kiện không. Xin Luật sư tư vấn cho em, em xin chân thành cảm ơn!
Giải đáp:
Cảm ơn độc giả Lê Hoài Phương đã gửi câu hỏi thắc mắc đến công ty chúng tôi, thay mặt công ty TNHH Newvision Law Luật sư Nguyễn Văn Tuấn sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Nếu Cha của bạn muốn có chứng cứ chứng minh là người đóng thuế đất hằng năm thì có thể ra xã xin trích lục lại hồ sơ, xin bản sao biên lai nôp thuế để chứng minh vì xã vẫn còn lưu lại hồ sơ. Nhưng điều quan trọng để Cha bạn thắng kiện là Cha bạn phải chứng minh thửa đất mà Ông nội bạn để lại cho Cha bạn có di chúc.
Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Di chúc bằng miệng: Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Như vậy trong trường hợp này Ông nội của bạn có thể lập di chúc bằng miệng để lại quyền sử dụng thửa đất đó cho Cha của bạn.

Tranh chấp quyền sử dụng đất
Khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Cụ thể khoản 5 Điều 652 Bộ luật dân sự quy định Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, muốn chứng minh tình tiết “Ông nội em chỉ nói miệng và trong hồ sơ ghi nhận là Ông nội đã để lại thửa đất đó cho Cha em sử dụng và được Ủy ban nhân dân đóng dấu xác nhận” là di chúc miệng và hợp pháp thì phải có ít nhất hai người làm chứng, những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ; trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. Điều 654 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định Người làm chứng cho việc lập di chúc trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Khi chứng minh được đây là di chúc miệng thì khả năng thắng kiện của Cha bạn rất cao.
Trân trọng !

Hãy liên ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Phòng Tư Vấn Pháp Luật - VP Luật Newvision Law
Địa chỉ: Ngõ 6 - Phạm văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .
Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986
Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn
Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi1
Hotline: 0985 928 544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn