19008698
Newvision Law

Newvision law

kiến thức luật sư - Chi tiết tin
Cứu người nhưng vô ý gây chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không
11/28/2016 10:24:46 AM

Anh Nguyễn Văn A. và chị Lê Thị H. đang đứng ở điểm đón xe buýt thì anh A. phát hiện thấy chị H. có nguy cơ bị xe đâm phải nên đã xô chị H. để tránh xe, nhưng khiến chị H. bị ngã mạnh và chết sau đó vài phút. Vậy, anh A. có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHH) không và nếu có thì mức độ thế nào?

Anh Nguyễn Văn A. và chị Lê Thị H. đang đứng ở điểm đón xe buýt thì anh A. phát hiện thấy chị H. có nguy cơ bị xe đâm phải nên đã xô chị H. để tránh xe, nhưng khiến chị H. bị ngã mạnh và chết sau đó vài phút. Vậy, anh A. có bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHH) không và nếu có thì mức độ thế nào?

 

Cứu người nhưng vô ý gây chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không

 

Cứu người gây chết người

 

Chị H đứng dưới lòng đường trong khi tài xế xe buýt cho xe tấp vào lề để đón khách. Tuy nhiên, do tài xế cua gấp, biên độ cua rộng nên góc cua của xe không ở phía trước mặt khách hàng mà lại theo hướng đâm thẳng vào hành khách. Nhận thấy khả năng nguy hiểm có thể xảy ra tức thì, anh A theo phản xạ nhảy tránh đồng thời đẩy cả chị H theo. Xe buýt kịp dừng lại đúng vị trí đón khách, nhưng hành động đẩy chị H của anh A lại gây thương tích nghiêm trọng cho chị H, khiến chị bị va đập mạnh vào mép vỉa hè, và mất sau đó ít phút.

Rõ ràng, anh A. đẩy chị H. với mục đích cứu người nhằm giúp chị H tránh được nguy hiểm có thể xảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, việc chị H. bị chấn thương nghiêm trọng dẫn đến tử vong nằm ngoài dự tính của anh.

Vậy đối với trường hợp này, người thực hiện hành vi cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng có phải chịu TNHS  không? Hành vi đó có được coi là “tình thế cấp thiết” và xảy ra trong “sự kiện bất ngờ” được quy định trong BLHS hay không? Nếu không, hành vi cứu người nhưng gây hậu quả nghiêm trọng H phải chịu chế tài như thế nào theo quy định của pháp luật?

Điều 11 BLHS quy định về sự kiện bất ngờ: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS”. 

Điều 16 BLHS quy định về tình thế cấp thiết: “1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”.

 

Có phải là “tình thế cấp thiết” không?

Theo phân tích của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Cty Luật New Vision, Đoàn Luật sư Hà Nội), căn cứ quy định tại Điều 16 BLHS, một trong những điều kiện để hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu TNHS là “phải có sự nguy hiểm đang đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc”. “Sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như: thiên tai, do sự tấn công của súc vật,… Điều đó, có nghĩa là sự nguy hiểm đang đe dọa gây ra thiệt hại phải là sự nguy hiểm đe dọa ngay tức khắc thì mới được coi là trong trường hợp tình thế cấp thiết, nếu sự nguy hiểm đó chưa xảy ra hoặc đã kết thúc thì không được coi là gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết” – Luật sư Tuấn nói – “Sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế. Sự nguy hiểm không chứa đựng khả năng thực tế gây ra hậu quả cho xã hội mà chỉ do người gây thiệt hại tưởng tượng ra thì không được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Mối quan hệ nhân quả giữa sự nguy hiểm với các lợi ích cần bảo vệ là mối quan hệ tất yếu, nếu không có biện pháp thì hậu quả tất yếu sẽ xảy ra”.

Điều kiện thứ hai là việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất để tránh một thiệt hại khác xảy ra.

Thêm nữa, thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Có nghĩa là, thiệt hại do người có hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra chủ yếu là thiệt hại về tài sản và nguồi bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là người có hành vi gây ra sự nguy hiểm đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là một người khác. “Về nguyên tắc, luật hình sự nước ta không thừa nhận thiệt hại về tính mạng trong tình thế cấp thiết” – Luật sư Tuấn nói.

 

Còn Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, hành vi của anh A không đủ cơ sở để xác định là hành vi gây thiệt hại trong trường hợp cấp thiết. Bởi lẽ thiệt hại lớn nhất trong tình huống này là thiệt hại về tính mạng. Do vậy, thiệt hại của anh A không thỏa mãn là thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

 

Khi nào được coi là “sự kiện bất ngờ”?

 

Nếu không phải là hành vi gây thiệt hại trong trường hợp cấp thiết thì hành vi của anh A có phải là vô ý làm chết người hay là trường hợp sự kiện bất ngờ? 

 

Luật sư Trương Anh Tú phân tích, theo khoa học về pháp luật hình sự thì có hai loại vô ý đó chính là vô ý cẩu thả và vô ý tự tin. Vô ý tự tin tức là người thực hiện hành vi đã thấy trước được hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây nguy hại cho xã hội, cá nhân khác nhưng lại tự tin là hậu quả đó sẽ có thể ngăn chặn được, thậm chí tự tin rằng sẽ không xảy ra. Còn vô ý cẩu thả tức là người thực hiện hành vi không thấy được hậu quả sẽ xảy ra, mặc dù phải thấy được điều đó, hoặc có thể thấy được điều đó.

Trong tình huống này, có một số điểm gần giống với hành vi lỗi vô ý cẩu thả là hành vi gây hậu quả nguy hại do sự kiện bất ngờ, tức là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại nhưng không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó. Điều 11 BLHS hiện hành về “sự kiện bất ngờ” có quy định: “Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó thì không phải chịu TNHS”. 

 

“Theo quy định pháp luật thì có thể thấy một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong 02 trường hợp. Thứ nhất, không thể thấy trước hậu quả của hành vi. Thứ hai, không buộc phải thấy trước” Luật sư Tuấn nói.

 

Cụ thể, không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra. Việc giải quyết mâu thuẫn giữa cái tất yếu với nhận thức của người có hành vi gây ra hậu quả đó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Còn không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm đó. 

Cứu người nhưng vô ý gây chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không


Luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Đoàn Luật sư Hà Nội): Anh A. phạm lỗi vô ý làm chết người

Đối với trường hợp này của anh A, khi chiếc xe buýt đang tiến đến gần và anh A nhận định rằng có thể gây nguy hiểm cho mình, nên có thể đặt giả thiết tình trạng lúc đó của anh A  khiến anh A không đủ tỉnh táo để thấy trước hậu quả có thể xảy ra khi đẩy chị H, mặc dù thực tế là anh A phải thấy trước được hậu quả khi đẩy chị H là có thể làm chị H bị thương (mặc dù chưa đến mức chết người). Hơn nữa, anh A đẩy chị H là mục đích là giúp chị H tránh khỏi nguy hiểm giống mình, đây là hành động theo quán tính, vì vậy, có thể xét anh A là vi phạm lỗi vô ý làm chết người theo Điều 98 BLHS 1999.

Xem thêm tại Báo Pháp Luật http://baophapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/cuu-nguoi-nhung-gay-chet-nguoi-co-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-306393.html

Theo Báo Pháp Luật

 

Trân trọng !

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

     Hãy liên ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

     Phòng Tư Vấn Pháp Luật - VP Luật Newvision Law

     Địa chỉ:  Ngõ 6 - Phạm văn Đồng, Q.Cầu Giấy, TP. Hà Nội .

     Điện thoại: 04.6682.7986 / 6682.8986

      Email: hanoi@newvisionlaw.com.vn 

     Hỗ Trợ 24/7 : Skype : nguyendat235 & yahoo : luatsutraloi1

    Hotline: 0985 928 544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến
Luật Sư Tuấn
Luật Sư Tuấn
0985 928 544
Trợ Lý Luật Sư
Trợ Lý Luật Sư
0936 883 990
Hỗ Trợ Giải Đáp 24/7
Hỗ Trợ Giải Đáp 24/7
0918 368 772
Thông tin liên hệ

 

Luật sư nguyễn văn Tuấn

 Luật Sư Tuấn “Thành công của khách hàng chính là thành công của tôi”

  Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

  Hotline 24/7 : 1900.8698

  Email: hanoi1@newvisionlaw.com.vn

 

 

 

 

 

Các tin mới nhất
Chuyện hy hữu: Chồng lấy phôi thai của vợ cho bồ mang thai Chuyện hy hữu: Chồng lấy phôi thai của vợ cho bồ mang thai
Chương trình tuyên truyền pháp Luật an toàn giao thông Chương trình tuyên truyền pháp Luật an toàn giao thông
Luật sư Tuấn tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó tại h.Con Cuông Luật sư Tuấn tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó tại h.Con Cuông
Hãng Luật TGS trợ giúp pháp lý thành công tại tỉnh Nghệ An Hãng Luật TGS trợ giúp pháp lý thành công tại tỉnh Nghệ An
Bảo vệ trẻ em trong những vụ án xâm hại tình dục như thế nào ? Bảo vệ trẻ em trong những vụ án xâm hại tình dục như thế nào ?
Phát hiện con mình bị xâm hại, tôi phải làm gì? Phát hiện con mình bị xâm hại, tôi phải làm gì?
Người bào chữa phát biểu trước hay bị cáo phát biểu lời bào chữa trước? Người bào chữa phát biểu trước hay bị cáo phát biểu lời bào chữa trước?
Luật sư Nguyễn  Văn Tuấn đại diện khởi kiện Trưởng công an thành phố Uông Bí Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đại diện khởi kiện Trưởng công an thành phố Uông Bí
Bảo tàng tư nhân mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ lớn nhất Việt Nam Bảo tàng tư nhân mang tên Phan Thị Ngọc Mỹ lớn nhất Việt Nam
Ham vé máy bay giá rẻ, nhiều người nhận trái đắng Ham vé máy bay giá rẻ, nhiều người nhận trái đắng
 Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời Kênh QPVN về quyền lợi người tiêu dùng Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời Kênh QPVN về quyền lợi người tiêu dùng
Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời trước cơ quan báo trí về việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam Luật sư Nguyễn Văn Tuấn trả lời trước cơ quan báo trí về việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam
Luật sư Tuấn tư vấn  đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế “Máy sấy tiêu ngũ sắc” Luật sư Tuấn tư vấn đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế “Máy sấy tiêu ngũ sắc”
 Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù? Đánh bạc bao nhiêu tiền thì bị phạt tù?
Đăng ký nhãn hiệu bản lề AAA Đăng ký nhãn hiệu bản lề AAA
© Copyright 2014 Newvision. All rights reserved. Developed by Livesoft