Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C

Rate this post

Thư tín dụng là gì?

Thư tín dụng là một văn bản do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Trong thư này, ngân hàng cam kết trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng (người xuất khẩu) khi người này xuất trình một bộ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu của thư tín dụng. Thư tín dụng là một loại giao dịch độc lập với hợp đồng thương mại. Ngân hàng không bị liên quan hoặc ràng buộc với hợp đồng thương mại giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Việc trả tiền của ngân hàng cho người xuất khẩu không phụ thuộc vào các tranh chấp giữa hai bên.

Nội Dung Của Một Thư Tín Dụng Letter of Credit L/C

Ngày mở L/C

Việc mở L/C sẽ cho thấy khả năng thanh toán của người nhập khẩu và khả năng “có tiền” của ngân hàng mở. Do đó, người xuất khẩu nhận được L/C mới yên tâm giao hàng. Thời điểm mở L/C càng sớm, người xuất khẩu càng yên tâm.

Ngược lại, người nhập khẩu thường chần chừ mở L/C vì không muốn bị giam tiền/ký quỹ vào ngân hàng sớm. Vì vậy, hai bên nên thoả thuận rõ thời điểm mở L/C và trách nhiệm trong việc chậm mở L/C để tránh giao hàng trễ và chế tài phạt.

Thời điểm mở L/C an toàn cho người xuất khẩu phải căn cứ vào kế hoạch làm hàng của mình, để thúc giục người nhập khẩu mở L/C. Có thể nhìn vào trình tự công việc để xác định thời điểm mở L/C:

  • Khi người nhập khẩu có nguyên vật liệu
  • Khi tổ chức sản xuất/hàng về kho
  • Khi bắt đầu vận chuyển hàng ra cảng
  • Khi giao hàng lên tàu, đây cũng là mốc an toàn cuối cùng của người xuất khẩu.

Dựa vào trình tự công việc, nếu người xuất khẩu càng chần chừ thời điểm mở L/C, sẽ gây bất lợi cho mình.

Người nhập khẩu muốn trì hoãn mở L/C càng chậm càng tốt, đặc biệt là gần thời điểm hàng lên tàu. Tùy vào sự tin tưởng của hai bên dành cho nhau mà thời điểm mở L/C có thể được cân nhắc như đã phân tích ở trên.

Trên L/C, ngày mở L/C được thể hiện ở trường :31C: DATE OF ISSUE và được ghi theo kiểu Năm/tháng/ngày. Ví dụ: :31C: DATE OF ISSUE: 300102 (tức là ngày 02, tháng 01, năm 2030).

Số và loại L/C

Số L/C là số thứ tự của L/C và thường được ghi trong trường :20: DOCUMENTARY CREDIT NUMBER. Loại L/C thường là loại Huỷ ngang hoặc Không Huỷ ngang. Nếu không có mục này, L/C được hiểu là L/C Không huỷ ngang.

Tên và địa chỉ của các bên liên quan

Trên L/C sẽ ghi tên và địa chỉ của các bên liên quan như sau:

  • Tên ngân hàng Mở
  • :52A: ISSUING BANK:
  • Trường hợp sử dụng L/C xác nhận, trường này sẽ ghi tên ngân hàng Mở với tiêu đề như trường :51A bên dưới.
  • :51A: APPLICANT BANK:
  • Lúc này, trên L/C sẽ xuất hiện thêm tên của một ngân hàng nữa, đó chính là ngân hàng Xác nhận hoặc ngân hàng Hoàn trả = ngân hàng Trả tiền.
  • :53A: REIMBURSING BANK
  • Tên ngân hàng Thông báo
  • :57D: ADVISE THROUGH BANK:
  • Tên người yêu cầu mở L/C: mục này ghi tên của người nhập khẩu
  • :50: APPLICANT:
  • Tên của người thụ hưởng: mục này ghi tên của người xuất khẩu
  • :59: BENEFICIARY

Số tiền, loại tiền, dung sai

Trên L/C sẽ ghi số tiền, loại tiền và dung sai theo trường :32B: CURRENCY CODE, AMOUNT. Số tiền này phải ghi đúng như số tiền trên hợp đồng. Ví dụ: USD27,800.50. Dung sai được ghi theo trường :39A: PERCENTAGE CREDIT AMOUNT. Nếu L/C không ghi mục này, ngân hàng được phép thanh toán cho một dung sai +/- 5%.

Thời hạn hiệu lực và nơi hết hiệu lực của L/C

Thời hạn hiệu lực của L/C được xác định từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hạn hiệu lực của L/C, là ngày mà ngân hàng Mở kết thúc cam kết trả tiền. Bất kỳ L/C nào cũng phải quy định ngày hết hạn hiệu lực trong L/C. Nếu không có, L/C sẽ không có hiệu lực thực hiện.

Người xuất khẩu cần tính toán để đảm bảo L/C còn hiệu lực sau khi cộng tất cả các thời gian sau, tính từ ngày hàng lên tàu:

  • Thời gian chuyển L/C từ ngân hàng Mở đến ngân hàng Thông báo
  • Thời gian ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C, yêu cầu tu chỉnh L/C (confirm qua lại nếu có)
  • Thời gian để người xuất khẩu kiểm tra L/C
  • Thời gian để người xuất khẩu làm hàng, giao hàng
  • Thời gian người xuất khẩu chuẩn bị bộ chứng từ
  • Thời gian để gửi bộ chứng từ đến ngân hàng Thông báo
  • Thời gian ngân hàng Thông báo gửi chứng từ đến ngân hàng Mở

Thường thấy, sau khi tính toán các thời gian trên, người xuất khẩu và người nhập khẩu sẽ chọn ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng mà người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng Mở (đối với thanh toán trả ngay), và ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng đáo hạn thanh toán (đối với thanh toán trả chậm).

Nơi hết hạn hiệu lực của L/C có thể là:

  • Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ở nước người xuất khẩu (tại ngân hàng Thông Báo)
  • Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ở nước người nhập khẩu (tại ngân hàng Mở)

Người xuất khẩu muốn chọn nơi hết hạn hiệu lực ở nước của mình để tránh rủi ro ngân hàng Thông Báo chậm gửi bộ chứng từ sang ngân hàng Mở. Nếu L/C quy định ngược lại, người xuất khẩu có thể thảo luận với người nhập khẩu để yêu cầu ngân hàng sửa lại L/C.

Thời hạn và nơi xuất trình bộ chứng từ

Nếu L/C quy định thời hạn và nơi hết hạn hiệu lực ở đâu, người xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ ở đúng thời hạn và nơi đó. Khi kiểm tra L/C, người xuất khẩu cần đối chứng hai mục này để đảm bảo khớp.

Người xuất khẩu cần tính toán để đảm bảo xuất trình bộ chứng từ theo thời hạn cam kết trong L/C. Nếu hai bên không thoả thuận trong hợp đồng mua bán, theo UCP600, chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày phát hành B/L và phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Người xuất khẩu có thể gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bộ chứng từ hoặc bộ chứng từ sẽ bị ách lại tại ngân hàng Thông Báo. Vì vậy, hai bên nên thoả thuận rõ thời điểm xuất trình bộ chứng từ, trách nhiệm của việc xuất trình trễ và chế tài phạt chậm xuất trình chứng từ trong hợp đồng buôn bán. Người nhập khẩu cần cố gắng quy định trong hợp đồng thời hạn xuất trình bộ chứng từ càng sớm càng tốt.

Hướng dẫn về nghiệp vụ Xác nhận L/C

Nếu có sự xuất hiện của nghiệp vụ Xác nhận L/C, L/C sẽ ghi rõ tên của ngân hàng Xác nhận. Nếu không có nghiệp vụ xác nhận, trường này sẽ ghi “WITHOUT” – không có nghiệp vụ xác nhận.

Hướng dẫn dành cho ngân hàng Trả tiền/Ngân hàng Ký nhận nợ Hối phiếu/Ngân hàng Chiết khấu

Thông thường, trường này ghi cách thức ngân hàng Mở sẽ trả tiền cho người xuất khẩu (cho phép TTR hay không cho phép TTR). Hướng dẫn cách thức, địa chỉ mà ngân hàng Thông Báo sẽ gửi chứng từ đến cho ngân hàng Trả tiền/ngân hàng Mở/ngân hàng Xác nhận.

Ngân hàng Thông báo

Trường này sẽ ghi tên của ngân hàng mà việc thông báo L/C sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng đó.

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…