Quy trình quản lý thuốc tại bệnh viện tư nhân chi tiết năm 2023

Rate this post

Quản lý thuốc tại bệnh viện tư nhân là một hoạt động quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh chính của bệnh viện. Vậy quy trình quản lý thuốc tại đây diễn ra thế nào? Đơn giản hay phức tạp? Cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình quản lý thuốc tại bệnh viện thông qua bài viết dưới đây. Từ đó, hiểu chi tiết để cải thiện được quy trình quản lý hiện tại nhé!

1. Mục đích của quy trình quản lý thuốc

Quy trình quản lý thuốc là một trong những quy trình quan trọng để bệnh viện tư nhân được vận hành tốt nhất. Mục đích của quy trình này đó là:

  • Quản lý bệnh viện hiệu quả, tránh thất thoát, hư hại về mặt hàng hóa.
  • Giúp bệnh viện nắm bắt được số lượng hàng hóa cần nhập, chi tiêu vốn hợp lý.
  • Biết được loại thuốc nào bán chạy, loại nào bán kém để có kế hoạch phân bổ lại nguồn hàng.
  • Đảm bảo người bệnh khi sử dụng thuốc có thể được đáp ứng cao về tính an toàn, hiệu quả, hợp lý và kinh tế.
  • Đảm bảo được các quy định của ngành Y Dược Việt Nam về bảo quản, sử dụng thuốc.

2. Phạm vi áp dụng của quy trình quản lý thuốc

Tham khảo quy trình quản lý dược phẩm tại Thông tư 22/2011/TT – BYT. Thông tư áp dụng với đối tượng là tất cả các mặt hàng thuốc có trong khoa Dược bệnh viện (ngoại trừ thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện).

Trách nhiệm áp dụng các quy định này đối với cả kho thuốc nội trú, ngoại trú.

3. Quy trình quản lý thuốc

Quy trình quản lý thuốc được chia ra quản lý ở nhiều công đoạn khác nhau. Đó là:

3.1 Quản lý trong dự trù thuốc

Ở kho Dược của bệnh viện tư nhân, mỗi tháng cần phải thực hiện dự trù 2 lần, lần lượt vào ngày 1 và ngày 15. Khi đó, người đảm nhiệm vị trí thủ kho (phải là dược sĩ có bằng đại học ngành Dược) sẽ căn cứ vào số lượng thuốc đã sử dụng trong tháng qua, số lượng hàng tồn kho trong thực tế cùng với tình trạng bệnh tật trong tháng.

Cân đối các chỉ tiêu này, thủ kho sẽ xác định tương đối số lượng thuốc cần mua cho tháng sau và lên đơn đặt mua.

Sau khi đã có bảng dự trù thuốc, thủ khoa đưa cho Trưởng khoa xem xét và ký duyệt. Sau đó, trưởng khoa dược phân công cho nhân viên hành chính đặt thuốc trực tiếp với công ty đã trúng thầu cung cấp thuốc cho bệnh viện trước đó.

3.2 Quản lý nhập thuốc

  • Kiểm tra toàn bộ thuốc trước khi cho vào nhập kho.
  • Thành lập hội đồng kiểm định chất lượng thuốc gồm có: trưởng phòng tài chính – kế toán, trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho và thống kê dược.
  • Kiểm thuốc nhập với các nội dung: đối chiếu giữa hóa đơn và đơn hàng nhận được, tên thuốc, hàm lượng thuốc, đơn vị tính, đơn giá, số lượng thuốc, hạn dùng, xuất xứ,…
  • Kiểm tra hình thức thuốc: bao bì nguyên vẹn, còn nguyên vẹn tem niêm phong, nếu bị hư hỏng hay thiếu sót, hội đồng kiểm định cần lập biên bản và gửi lại tới nhà cung cấp để được xử lý.
  • Thuốc được kiểm nhận tối đa 1 tuần kể từ khi nhận về kho.
  • Trong thời gian kiểm thuốc, đảm bảo điều kiện bảo quản được thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định.
  • Viết sổ kiểm nhập theo mẫu: trong sổ kiểm nhập cần có đầy đủ các nội dung theo quy định và xác nhận đã đạt tiêu chuẩn để nhập kho. Có minh chứng chứng kiến và chữ ký xác nhận của những thành viên trong hội đồng kiểm nhập chấp thuận cho thuốc vào nhập kho bệnh viện.

3.3 Quản lý xuất thuốc

  • Đối với kho thuốc nội trú, quy trình quản lý thuốc xuất khỏi kho diễn ra như sau:
  • Điều dưỡng sẽ tổng hợp các loại thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân từ hồ sơ bệnh án vào hệ thống phần mềm quản lý thuốc của bệnh viện. Sau đó in phiếu lĩnh thuốc cho bác sĩ điều trị ký duyệt và gọi báo cho khoa dược những phiếu cần lãnh.
  • Dược sĩ duyệt phiếu lĩnh thuốc và phản hồi lại với khoa gửi phiếu khi thấy phiếu có gì đó không phù hợp.
  • Tiếp đó, nhân viên kho thuốc sẽ in phiếu xuất thuốc theo yêu cầu.
  • Nhân viên của kho thuốc giao thuốc tới cho khoa điều trị. Việc giao nhận thuốc giữa kho và khoa trại được thực hiện với nguyên tắc: 3 kiểm tra, 3 đối chiếu. Sau quá trình kiểm tra, đối chiếu, nếu không có sai sót nào, nhân viên kho và điều dưỡng khoa cùng ký xác nhận và phiếu xuất thuốc và phiếu lĩnh thuốc. Mỗi bộ xuất – lĩnh thuốc sẽ được hai bên gửi 1 bộ.
  • Thống kê số lượng thuốc hàng ngày, thuốc trong chương trình như: thuốc điều trị bệnh sốt rét, thuốc phục vụ chương trình kế hoạch hóa gia đình.
  • Các khoa hoàn lại số lượng thuốc không sử dụng hết vào phiếu hoàn trả thuốc, việc hoàn trả được diễn ra trong ngày.
  • Mỗi khi kiểm kê kho vào cuối tháng, cần tổng hợp để báo cáo số lượng hàng hóa nhập – xuất – tồn kho trong suốt tháng đó. Kiểm chứng số liệu bằng cách đối chiếu với bộ phận thống kê dược và phòng tài chính kế toán dược.
  • Bước cuối cùng trong quy trình quản lý xuất thuốc là hoàn chỉnh lại báo cáo và báo cáo lại với Trưởng khoa Dược.

Đối với kho thuốc ngoại trú, phát thuốc đối với người bệnh có thẻ BHYT, quy trình diễn ra với 4 bước:

  • Duyệt thuốc thông qua phần mềm quản lý thuốc của bệnh viện. Nếu phát hiện đơn thuốc có tồn tại sai sót, dược sĩ từ chối duyệt đơn và thông báo lại với khoa điều trị để điều chỉnh đơn thuốc.
  • Soạn thuốc theo đơn thuốc tổng hợp, với các nội dung: tên, số lượng và số khoản thuốc.
  • Kiểm lại thuốc và cho vào bao bì.
  • Phát, lĩnh thuốc cho người bệnh. Yêu cầu người bệnh nhận thuốc phải kiểm tra lại để hạn chế sai sót và khiếu nại.

3.4 Quản lý trong bảo quản thuốc

Quản lý thuốc cũng bao hàm cả việc quản lý việc bảo quản. Vậy quy trình quản lý thuốc đối với khâu bảo quản diễn ra với các nội dung:

  • Thuốc sắp xếp theo nguyên tắc 03 dễ: dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra và nguyên tắc nhập trước – xuất trước, tức là hàng nhập trước thì để ra bên ngoài để được sử dụng trước.
  • Bảo quản thuốc theo 05 chống: chống ẩm; chống mối mọt; chống cháy nổ, ngập lụt; chống quá hạn; chống trộm cắp, mất mát, hao tổn, nhầm lẫn.
  • Bảo quản thuốc theo quy định in trên bao bì sản phẩm.
  • Không để cho tình trạng thuốc bị hư hỏng, đổ vỡ, thất thoát vượt quá quy định, nếu xảy ra, báo ngay cho Trưởng khoa Dược.
  • Kho cần đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ theo quy định. Trang bị hệ thống làm lạnh, duy trì độ ẩm, quạt thông gió cho kho thuốc.
  • Tuân thủ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
  • Theo dõi hạn sử dụng của thuốc cẩn thận.

3.5 Quản lý trong kiểm tra, báo cáo thuốc

  • Thủ kho kiểm tra số lượng, hạn dùng và chất lượng thuốc thường xuyên.
  • Kiểm kho vào ngày 29 hoặc 30.
  • Báo cáo tình hình dùng thuốc và đối chiếu với kế toán hàng tháng để số liệu được chuẩn xác nhất.
  • Báo cáo tình hình dùng thuốc gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế vào trước ngày 15/10 mỗi năm.
  • Thông báo thuốc ít được sử dụng và thuốc gần hết hạn để trưởng khoa có thể kịp thời nhắc nhở các bác sĩ lưu ý trong quá trình kê toa thuốc cho người bệnh.
  • Báo cáo xuất – nhập – tồn kho thuốc hàng tháng cho phòng Tài chính – kế toán.
  • Báo cáo tình hình sử dụng của các loại thuốc kế hoạch hóa gia đình, vắc xin tiêm chủng cho trẻ sơ sinh, thuốc sốt rét, thuốc HIV.

Qua bài viết trên của Luật Sư Tuấn, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về quy trình quản lý thuốc tại bệnh viện tư nhân. Quy trình diễn ra với rất nhiều bước khác nhau, mọi bước trong quy trình này đều khá phức tạp và yêu cầu cần có sự chú tâm, chú trọng, cẩn thận để hạn chế mọi sai sót. Vì thế nên các bạn hãy đọc thật kỹ bài viết này để có thể hiểu trọn vẹn nhé!

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…