Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9346:2012 về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển (năm 2012)

Rate this post

Chào mừng bạn đến với bài viết chất lượng “Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9346:2012 về Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển (năm 2012)”. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêu chuẩn này, phạm vi áp dụng, yêu cầu thiết kế, vật liệu, thi công và nghiệm thu công trình.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, vật liệu và thi công nhằm đảm bảo khả năng chống ăn mòn cho các kết cấu bê tông, bê tông cốt thép (thông thường và ứng suất trước) xây dựng ở vùng biển với niên hạn sử dụng công trình tới 50 năm.

Tiêu chuẩn này được sử dụng kết hợp cùng các tiêu chuẩn hiện hành khác về thiết kế, yêu cầu vật liệu và thi công bê tông và bê tông cốt thép.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

  • TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông. Phần 1 – Thép thanh tròn trơn.
  • TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông. Phần 2 – Thép thanh vằn.
  • TCVN 1651-3:2008, Thép cốt bê tông. Phần 3 – Lưới thép hàn.
  • TCVN 2682:2009, Xi măng pooclăng. Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 2737:1995, Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4116:1985, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 4453:1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công và nghiệm thu.
  • TCVN 4506:2012, Nước trộn bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 5574:1991, Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.
  • TCVN 5592:1991, Bê tông nặng. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.
  • TCVN 6067:2004, Xi măng pooclăng bền sunfat. Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 6260:2009, Xi măng pooclăng hỗn hợp. Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 6284-1:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 1 – Yêu cầu chung.
  • TCVN 6284-2:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 2 – Dây kéo nguội.
  • TCVN 6284-3:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 3 – Dây tôi và ram.
  • TCVN 6284-4:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực. Phần 4 – Dảnh.
  • TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật.
  • TCVN 7572-14:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử. Phần 14 – Xác định khả năng phản ứng kiềm-silic.
  • TCVN 7572-15:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Phương pháp thử. Phần 15 – Xác định hàm lượng clorua.
  • TCVN 7711:2007, Xi măng pooclăng hỗn hợp bền sunphát.
  • EN 12696:2000, Bảo vệ catốt cho cốt thép trong bê tông.

Phân vùng xâm thực trong môi trường biển

3.1 Phân vùng xâm thực

Dựa trên tính chất và mức độ xâm thực của môi trường biển đối với kết cấu bê tông và bê tông cốt thép, môi trường biển được chia thành các vùng xâm thực theo vị trí kết cấu như sau:

3.1.1 Vùng ngập nước

Vùng ngập nước là vị trí các kết cấu nằm hoàn toàn trong nước biển, nước lợ.

3.1.2 Vùng nước lên xuống

Vùng nước lên xuống là vị trí các kết cấu nằm giữa mức nước lên cao nhất và xuống thấp nhất của thủy triều, kể cả ở các khu vực bị sóng táp.

3.1.3 Vùng khí quyển

Vùng khí quyển là vị trí các kết cấu nằm trong không khí, chia thành các tiểu vùng.

3.1.3.1 Khí quyển trên mặt nước biển hoặc nước lợ

Vị trí các kết cấu nằm trên mặt nước biển hoặc nước lợ.

3.1.3.2 Khí quyển trên bờ

Vị trí các kết cấu nằm trên bờ trong phạm vi nhỏ hơn hoặc bằng 1 km cách mép nước.

3.1.3.3 Khí quyển gần bờ

Vị trí các kết cấu nằm trên bờ trong phạm vi từ 1 km đến 30 km cách mép nước.

3.2 Lựa chọn biện pháp bảo vệ

Tùy thuộc vào vị trí kết cấu ở vùng xâm thực nào mà lựa chọn biện pháp bảo vệ chống ăn mòn tương thích. Đối với một kết cấu lớn nằm đồng thời ở nhiều vùng khác nhau cần phân đoạn kết cấu theo từng vùng xâm thực để chọn biện pháp bảo vệ. Đối với kết cấu nhỏ đồng thời nằm ở nhiều vùng khác nhau, chọn vùng có tính xâm thực mạnh hơn để lập biện pháp bảo vệ. Đối với các kết cấu nằm ở vùng cửu sông chịu tác động xâm thực của nước lợ, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ tương tự như kết cấu nằm trực tiếp trong và trên mặt nước biển.

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…