Làm mái tôn: Xin phép hay không?

Rate this post

Xin chào bạn! Hiện nay, có nhiều gia đình muốn thực hiện lắp đặt mái tôn cho sân thượng, mái tôn chống nóng hoặc làm mái hiên, mái che cho ngôi nhà của mình, nhưng lại không biết liệu trước khi thực hiện, có cần phải xin phép xây dựng từ cơ quan quản lý của Nhà Nước hay không? Đừng lo, hôm nay Luật Sư Tuấn sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

Có cần xin phép khi làm mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng?

Căn cứ theo điều luật 89 trong Bộ luật Xây dựng 2014, những công trình không cần phải xin phép gồm có:

  1. Công trình thuộc bí mật Nhà Nước không được phép công khai thiết kế – kĩ thuật, công trình xây dựng theo diện khẩn cấp.
  2. Các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các chuyên ngành, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư.
  3. Các công trình xây dựng có tính chất tạm thời, chủ yếu phục vụ cho mục đích thi công công trình chính.
  4. Các công trình mang tính chất nâng cấp, sửa chữa, hoặc cải tạo nhưng không làm ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, không làm thay đổi đến kết cấu chịu lực, công năng sử dụng của cũng như tính an toàn của công trình.
  5. Các công trình mang tính chất sửa chữa, hoặc cải tạo bên ngoài nhưng hạng mục sửa chữa, cải tạo đó không tiếp giáp với mặt đường trong đô thị và tại mặt đường đó không yêu cầu về quản lý kiến trúc đô thị.
  6. Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt.
  7. Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này.
  8. Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền phê duyệt.
  9. Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt.
  10. Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Vậy với đề “Làm mái tôn có phải xin phép không?”, Luật Sư Tuấn xin trả lời là KHÔNG cần phải xin phép. Bởi vì việc lắp đặt mái tôn sân thượng, mái tôn chống nóng, mái che, mái hiên cho các công trình nhà ở nằm trong việc nâng cấp, sửa chữa, cải tạo nhà, và thuộc diện được MIỄN xin cấp giấy phép xây dựng. Đồng thời, các công trình này không ảnh hưởng đến nền, móng, khả năng chịu lực của ngôi nhà nên hoàn toàn có thể tự ý sửa chữa. Tuy nhiên, trong quá trình thi công mái tôn, bạn phải tuân thủ các vấn đề sau:

  • Quá trình thi công không gây ảnh hưởng, gây hại đến môi trường xung quanh.
  • Diện tích của mái che không được vượt quá diện tích sử dụng của nhà mình, không được lấn chiếm sang khu vực xung quanh, kể cả khu vực đó không có ai ở. Khi lợp mái tôn sân thượng cũng không được lấn chiếm diện tích trên không.
  • Không được thay đổi gì về thiết kế công năng sử dụng của nhà ở.

Nếu bạn tuân thủ đúng những yêu cầu trên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện việc lắp đặt mái tôn mà không phải lo lắng bất cứ điều gì.

Các trường hợp cần xin giấy phép

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khi lắp đặt mái tôn, bạn sẽ cần xin giấy phép từ cơ quan quản lý có thẩm quyền. Một số trường hợp cần xin giấy phép đó là:

  • Thi công lắp đặt mái tôn cho khu bãi để xe, mái tôn kho chứa, xưởng gia công, trang trại… ở khu thành phố hoặc khu vực đã có quy hoạch và quản lý, thì sẽ cần phải làm thủ tục xin phép.
  • Sửa chữa mái tôn làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài tiếp giáp với đường trong khu vực đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
  • Công trình lắp đặt mái tôn làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
  • Công trình lắp đặt mái tôn làm thay đổi kết cấu, tính chịu lực của ngôi nhà.

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng

Khi cần xin giấy phép xây dựng, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (tham khảo mẫu trên Luật Sư Tuấn)
  • Bản sao một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai.
  • Bản vẽ thiết kế.
  • Đối với công trình có công trình liền kề khác thì phải có giấy cam kết đảm bảo an toàn với các công trình liền kề xung quanh.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp phường, xã.

Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị thi công mái tôn giá rẻ, nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn, chất lượng công trình, hãy xem ngay bài viết: [BÁO GIÁ] thi công lợp mái tôn trọn gói từ A – Z.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về việc xin phép khi lắp đặt mái tôn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại cho Luật Sư Tuấn biết để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…