Khái niệm, 3 cách phân loại thị trường bất động sản, Mối quan hệ giữa thị trường BĐS với các thị trường khác

Rate this post

Thị trường bất động sản là gì? Các cách phân loại thị trường bất động sản phổ biến

Khái niệm thị trường bất động sản?

Thị trường bất động sản

“Thị trường Bất động sản” là một thuật ngữ mà chúng ta thường nghe trong những năm gần đây. Đây là một lĩnh vực thu hút nhiều nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm “Thị trường bất động sản”.

Vậy “thị trường bất động sản là gì?” Thị trường bất động sản là nơi mọi người mua và bán bất động sản tương tác với nhau để xác định giá cả và số lượng bất động sản được thực hiện.

Bất động sản bao gồm:

  • Đất đai
  • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó
  • Các tài sản khác gắn liền với đất đai
  • Các tài sản khác do pháp luật quy định

Lưu ý về thị trường bất động sản

Không phải tất cả các BĐS đều được tham gia giao dịch

Lưu ý đầu tiên là không phải tất cả các bất động sản đều tham gia giao dịch trên thị trường. Để được giao dịch trên thị trường, bất động sản phải đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch theo quy định của Nhà nước. Ví dụ, người sử dụng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không có tranh chấp….

Quan niệm “thị trường nhà đất”

Ở Việt Nam, quan niệm thị trường bất động sản theo nghĩa hẹp chính là thị trường nhà đất, vì nhà, đất là loại bất động sản mà nhiều người dân đang quan tâm. Thị trường nhà đất hiện đang phát triển rõ rệt và hoạt động sôi nổi. Thị trường nhà đất được hiểu là nơi mua bán nhà, đất (thực chất là giao dịch quyền sử dụng đất) cũng như các dịch vụ liên quan của người mua và người bán.

Luật đất đai hiện hành quy định “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý và giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài” và có quyền sử dụng đúng mục đích, người sử dụng có quyền chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để kinh doanh.

Thực chất hàng hóa trong thị trường bất động sản

Vậy, hàng hóa trao đổi trong thị trường nhà đất là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Số lượng, chất lượng và giá cả nhà, đất mà người mua và người bán thỏa thuận với nhau phụ thuộc vào quy mô tài sản nhà đất, quy mô, mức độ, tính chất của các quyền đối với tài sản đó.

Đặc điểm của thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản không chỉ mang những đặc điểm của một hàng hóa thông thường mà còn có những đặc điểm riêng sau:

  • Có sự khác biệt giữa hàng hóa và địa điểm giao dịch
  • Thị trường bất động sản là thị trường mang tính khu vực: Thị trường bất động sản hình thành từ nhiều thị trường nhỏ với quy mô, mức độ và hoạt động giao dịch khác nhau
  • Thị trường bất động sản là một dạng thị trường không hoàn hảo: Giá bất động sản không hoàn toàn cạnh tranh và so sánh bình đẳng trên thị trường. Việc tham gia thị trường này cũng không dễ dàng đối với cả người mua và người bán, cần có môi giới chuyên nghiệp và các điều kiện để tạo niềm tin giữa người mua và người bán để thực hiện giao dịch thành công.
  • Cung về bất động sản chậm co dãn khi giá thay đổi.
  • Hoạt động của thị trường bất động sản phụ thuộc vào sự kiểm soát của Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm:

Môi giới Bất động sản – được gì và mất gì?

Bắt đầu làm bất động sản như thế nào?

Phân loại thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản được phân loại theo nhiều tiêu chí, cụ thể thị trường bất động sản có thể được phân loại dựa vào một vài tiêu chí sau:

1. Căn cứ vào mức độ kiểm soát của Nhà nước:

Căn cứ vào mức độ kiểm soát của Nhà nước, thị trường bất động sản được chia thành 2 loại:

  • Thị trường chính thức: bao gồm các giao dịch được Nhà nước kiểm soát, như giao dịch ở các trung tâm đấu giá, ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, khách sạn, công ty kinh doanh địa ốc,…
  • Thị trường phi chính thức: giao dịch về bất động sản không tuân theo các thủ tục của pháp luật, như mua bán trực tiếp, cam kết bằng giấy tờ nhận nợ

2. Căn cứ vào trình tự tham gia thị trường

  • Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất, còn gọi là thị trường đất đai.
  • Thị trường xây dựng các công trình BĐS để bán và cho thuê.
  • Thị trường bán hoặc cho thuê lại BĐS.

3. Căn cứ vào loại hàng hóa BĐS trên thị trường

  • Thị trường đất đai.
  • Thị trường nhà ở.
  • Thị trường BĐS công nghiệp.
  • Thị trường BĐS dùng cho văn phòng, công sở.
  • Thị trường BĐS dùng trong dịch vụ.

4. Căn cứ vào tính chất giao dịch

  • Thị trường mua bán BĐS.
  • Thị trường thuê và cho thuê BĐS.
  • Thị trường giao dịch BĐS dùng để thế chấp, bảo hiểm.
  • Thị trường giao dịch BĐS dùng để góp vốn liên doanh.

Quan hệ giữa thị trường bất động sản với các thị trường khác

Thị trường bất động sản là một bộ phận trong hệ thống đồng bộ các loại thị trường

Thị trường bất động sản có mối liên hệ với nhiều thị trường khác như thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường lao động…

Mối quan hệ của thị trường bất động sản với hàng hoá dịch vụ

Thị trường bất động sản cung cấp bất động sản (là nguồn cung) cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá. Thị trường hàng hoá cung cấp nguyên liệu trở lại thị trường bất động sản để đầu tư phát triển bất động sản. Mối quan hệ giữa hai thị trường này còn thể hiện ở chỗ khi thị trường bất động sản sôi động, các nhà đầu tư đổ dồn nhiều vào thị trường này, làm giảm vốn đầu tư vào thị trường hàng hoá.

Mối quan hệ giữa thị trường bất động sản với thị trường tài chính

Thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn, tiền tệ và chứng khoán. Sự phát triển của thị trường bất động sản phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường tài chính. Ngược lại, thị trường bất động sản phát triển quá mức có thể gây tổn hại cho thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán có tác động cân bằng lại thị trường và trong một mức độ nhất định, có khả năng ổn định thị trường bất động sản. Nếu thị trường bất động sản đang sốt, đồng thời thị trường chứng khoán cũng hấp dẫn, sẽ có sự chuyển đổi quan tâm từ thị trường bất động sản sang thị trường chứng khoán. Quản lý tốt thị trường tài chính sẽ góp phần tăng cường sức mạnh thị trường bất động sản, làm giảm khả năng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sử dụng vốn vay để đầu cơ đất đai.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chương trình đào tạo của chúng tôi hoặc những thông tin liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo những thông tin bên dưới. Đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẵn sàng trợ giúp 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Trang chủ - VCB Group

Viện đào tạo nhân lực xây dựng Việt Nam – CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VCB.

Địa chỉ: Số 214, Tòa nhà TSQ – EUROLAND, Làng Việt kiều châu Âu, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội

Tel: 0243 8339 111

Hotline: 0928 070 888 – 0912 16 77 88 – 0936 136 606 – 0943 170 222.

Website: Luật Sư Tuấn

Fanpage: Facebook

Email: [email protected]; [email protected]

Chúng tôi luôn đồng hành cùng thành công của bạn!

Always beside your success!

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…