Tìm hiểu về Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Rate this post

cua khau Campuchia

Bạn muốn biết về Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia? Bạn tự hỏi danh sách các cửa khẩu giữa hai quốc gia này bao gồm những cửa khẩu nào? Hoặc bạn có nhu cầu vận chuyển hàng qua cửa khẩu Việt Nam – Campuchia? Hãy cùng Luật Sư Tuấn khám phá thông tin chi tiết về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Kontum

Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài 280,7 km, tiếp giáp với hai quốc gia là Lào và Campuchia. Trong số đó, tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia dài 138,3 km và Việt Nam – Lào dài 142,4 km.

Cửa khẩu Đăk Kôi – Cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Đăk Kôi là cửa khẩu nằm tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Cửa khẩu Đăk Kôi cách ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia gần 4 km theo đường thẳng về hướng Nam Đông Nam và là cửa khẩu thông thương hàng hóa sang cửa khẩu Kon Tuy Neak, Campuchia.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Gia Lai

Gia Lai là tỉnh nằm trong khu vực Tam giác phát triển CLV với đường biên giới giáp tỉnh Ratanakiri – Campuchia khoảng 90 km.

Cửa khẩu Lệ Thanh

Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là một trong Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia nằm tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 75km. Đây là một trong những cửa khẩu quốc tế lớn của tỉnh Gia Lai kết nối với cửa khẩu Oyadav của Campuchia.

Cửa khẩu Campuchia

Nằm trong khu vực “vàng” Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam, khu kinh tế của Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh đã sẵn sàng phát triển thương mại, công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Trong tương lai gần, Cửa khẩu Lệ Thanh hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm đô thị hàng đầu trên khu vực biên giới.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Đăk Lăk

Cửa khẩu Đăk Ruê

Cửa khẩu Đăk Ruê là một trong Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia và là cửa khẩu quốc gia nằm tại xã Ea Bung, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. Đây là nơi diễn ra hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa với cửa khẩu Chi Miet, quốc gia Campuchia. Cửa khẩu Đăk Ruê nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 120 km về phía Tây Bắc và tiếp giáp với huyện Kaoh Nheaek, tỉnh Mondulkiri, vương quốc Campuchia.

Cửa khẩu Campuchia

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Đăk Nông

Cửa khẩu Bu Prăng

Cửa khẩu Bu Prăng hay Bup’răng là cửa khẩu có đường biên giới nối liền xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông với cửa khẩu Campuchia. Cửa khẩu Bu Prăng là nơi trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia và nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 247 km.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Đăk Peur – Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Cửa khảo Đăk Peur, còn được viết là Đăk Per hay Đăk Pơ, là cửa khẩu trên xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Đăk Peur là cửa khẩu thông thương với cửa khẩu Nam Lieou thuộc tỉnh Mondulkiri, Campuchia.

Cửa khẩu Đăk Peur nằm cách Quốc lộ 14 khoảng 4 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km về phía Tây Nam. Về phía Campuchia, cửa khẩu Đăk Peur nằm cách trung tâm huyện Pechr Chenda khoảng 35 km và đến tỉnh lỵ Muldulkiri, Campuchia khoảng 40 km.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Bình Phước

Cửa khẩu Hoa Lư

Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư là một trong những cửa khẩu quan trọng, nằm tại tỉnh Bình Phước. Cửa khẩu này cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km và thủ đô Phnômpênh 300 km. Với vị trí địa lý và kinh tế thuận lợi, cửa khẩu Hoa Lư hữu ích cho việc giao lưu, buôn bán hàng hóa và du lịch trong khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là cửa ngõ quan trọng đường bộ và đường sắt của tỉnh Bình Phước tiếp giáp với cửa khẩu Campuchia.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Lộc Thịnh – Cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Cửa khẩu Lộc Thịnh (trước đây được gọi là Tà Vát) là cửa khẩu nằm trên xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Cửa khẩu này đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc gia vào ngày 7/3/2013. Trong tương lai, cửa khẩu Lộc Thịnh sẽ là điểm dừng thuận tiện cho việc du lịch tới Phnompenh Campuchia khi đường sắt xuyên Á được đưa vào sử dụng cùng với quốc lộ 13.

Cửa khẩu Campuchia

Ngoài ra, tỉnh Bình Phước còn có các cửa khẩu khác hoạt động để trao đổi, mua bán hàng hóa và gửi hàng tới cửa khẩu Campuchia như cửa khẩu Hoàng Diệu, cửa khẩu Tân Tiến, cửa khẩu Tống Lê Chân.

_Tìm hiểu thêm: Các cửa khẩu Lào._

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Tây Ninh

Tây Ninh là tỉnh có đường biên giới dài khoảng 240 km, thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ và tiếp giáp với ba tỉnh là Svay Rieng, Prey Veng và Tboung Khmum thuộc Vương quốc Campuchia.

Cửa khẩu Mộc Bài

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 7 km, là cửa khẩu quan trọng nối với cửa khẩu Prek Chak, tỉnh Kampot, Campuchia. So với các cửa khẩu khác trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài có nhiều ưu điểm vì vị trí đắc địa nằm trên con đường xuyên Á.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Mộc Bài được coi là cửa ngõ kết nối giao dịch giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia với lưu lượng hàng hóa, hành khách và phương tiện vận chuyển qua lại rất lớn. Thông qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, việc vận chuyển hàng đi Campuchia trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Ngoài ra, cửa khẩu Mộc Bài cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Tây Ninh nhờ sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Cách Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam 70 km và Thủ đô PnomPenh của Campuchia 170 km thông qua con đường xuyên Á.

Cửa khẩu Xa Mát – Cửa khẩu Việt Nam – Campuchia

Xa Mát là cửa khẩu quốc tế nằm trên tuyến biên giới đất liền giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia. Đây là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại và có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế. Cửa khẩu Xa Mát dự kiến sẽ trở thành trung tâm giao dịch thương mại quốc tế trong tương lai.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Tân Nam

Cửa khẩu Tân Nam là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, Tân Nam còn được biết đến là cửa khẩu giao lưu, mua bán hàng hóa với cửa khẩu Campuchia. Từ tháng 10/2017, cửa khẩu Tân Nam đã được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc tế.

Ngoài cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát, tỉnh Tây Ninh còn có các cửa khẩu khác như Kà Tum, Phước Tân, Vạc Sa, Chàng Riệc, và Tà Nông hoạt động để trao đổi, mua bán hàng hóa tại cửa khẩu Campuchia.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Long An

Cửa khẩu Bình Hiệp

Ngày 11/1/2011, cửa khẩu Bình Hiệp thuộc tỉnh Long An đã được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Chính phủ Vương quốc Campuchia cũng đã quyết định nâng cấp cửa khẩu quốc gia BrâyVo thành cửa khẩu quốc tế. Vùng biên giới tỉnh Long An đang trở nên sôi động khi cặp cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia này được mở rộng.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Đồng Tháp

Cửa khẩu Dinh Bà

Cửa khẩu Dinh Bà là cửa khẩu quốc gia nằm trên xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Cửa khẩu Dinh Bà nối với cửa khẩu Bon Tia Chak Cray tại Campuchia. Đây là điểm cuối của Quốc lộ 30 (Km 120 + 000) và là đường biên giới giữa Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Thường Phước

Thường Phước là một trong các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia đường sông, nằm trong tỉnh Đồng Tháp. Cửa khẩu Thường Phước gắn liền biên giới giữa Việt Nam – Campuchia và tỉnh Đồng Tháp – Prey Veng. Cửa khẩu Thường Phước nối với cửa khẩu Côk Rô Ca của Campuchia.

Ngoài ra, Đồng Tháp còn có các cửa khẩu khác như Sở Thượng, Thông Bình, Mộc Rá, Á Đông, và Bình Phú là các cửa khẩu quan trọng tiếp giáp với cửa khẩu Campuchia.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh An Giang

Cửa khẩu Khánh Bình

Cửa khẩu Khánh Bình nằm trong huyện An Phú, tỉnh An Giang và nối với Campuchia thông qua cửa khẩu Chrây Thum. Tại cửa khẩu Khánh Bình, có bến phà trên sông Bình Di – biên giới trên sông của hai quốc gia.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Vĩnh Xương

Cửa khẩu Vĩnh Xương là cửa khẩu quốc tế đường sông, thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Cửa khẩu này nối với cửa khẩu Ca Om Sam No của Campuchia. Cửa khẩu Vĩnh Xương và cửa khẩu Thường Phước là hai điểm nối quan trọng tạo thành biên giới đường sông giữa Việt Nam và Campuchia.

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông – Cửa khẩu Việt – Campuchia

Cửa khẩu Vĩnh Hội Đông là cửa khẩu quốc gia nằm trên xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Đây là điểm trao đổi hàng hóa chủ yếu thông qua cửa khẩu giao thương với cửa khẩu Kompong Krosang của Campuchia.

Cửa khẩu Tịnh Biên

Cửa khẩu Tịnh Biên là một trong cửa khẩu của tỉnh An Giang, nằm trên trục quốc lộ 91 và thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng gần 300 km.

Các cửa khẩu Campuchia tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang

Cửa khẩu Hà Tiên

Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên nằm cách thị xã Hà Tiên khoảng 7 km, là cửa khẩu quan trọng nối với cửa khẩu Prek Chak, tỉnh Kampot, Campuchia.

Cửa khẩu Campuchia

Cửa khẩu Giang Thành

Cửa khẩu Giang Thành là cửa khẩu Quốc gia nằm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và tiếp giáp với cửa khẩu Tonhon huyện Konpong Track tỉnh Kampot của Campuchia. Đường biên giới trải dài từ ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia (thuộc tỉnh Kon Tum) đến Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, và đi qua 10 tỉnh biên giới miền Tây Nam của Việt Nam, tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới của Vương quốc Campuchia, với chiều dài khoảng 1.137 km.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ Các cửa khẩu Việt Nam – Campuchia cho bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên, bạn đã tìm được những câu trả lời cho mình.

Nguồn: https://luatsutuan.net

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…