Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm?

Rate this post

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm? Đây là một câu hỏi thường xuyên gặp phải với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì lỗ kéo dài. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy định và rủi ro liên quan đến tình trạng lỗ nhiều năm của doanh nghiệp.

Không có ràng buộc về quy định

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng về mặt quy định, không có ràng buộc nào nói rằng, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh lỗ trong một số năm nhất định. Luật phá sản không quy định rằng doanh nghiệp bị lỗ nhiều năm thì phải bị tuyên bố phá sản và Luật doanh nghiệp cũng không quy định doanh nghiệp bị lỗ nhiều năm thì phải giải thể.

Rủi ro liên quan

Mặc dù không có ràng buộc về việc lỗ nhiều năm ảnh hưởng như thế nào, có thể thấy từ phía các cơ quan kiểm soát tài chính nhìn nhận thì một điểm bất hợp lý trong kinh doanh là nếu lỗ liên tục, doanh nghiệp lấy nguồn tiền ở đâu để tiếp tục hoạt động? Chắc chắn, nguồn này hoặc chủ sở hữu phải tự bỏ thêm vốn vào, hoặc phải đi vay mượn. Nhưng thực tế thì cũng có một nghi vấn đặt ra là vì sao lỗ triền miên mà chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư tiền vào hoặc các chủ nợ vẫn sẵn sàng cho vay mượn?

Do đó, rủi ro lớn nhất dẫn tới vấn đề này thường phát sinh liên quan đến nghĩa vụ với Nhà nước (Thuế thu nhập) vì:

  • Về quy định, theo thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, với tình trạng lỗ, chi phí không đủ bù đắp doanh thu thì không phát sinh thuế thu nhập.
  • Bên cạnh đó, quy định còn cho phép chuyển khoản lỗ của kỳ này tiếp tục được kết chuyển sang một số kỳ tính thuế trong những năm sau đấy và có thể ảnh hưởng cả nghĩa vụ thuế của kỳ sau.

Như vậy, doanh nghiệp lỗ sẽ không có nghĩa vụ phải đóng thuế và đây là một vấn đề thường được khai thác để kiểm soát rủi ro từ cơ quan thuế. Biểu hiện của việc lỗ nhiều năm là thông qua các dữ liệu về báo cáo tài chính, kế toán: Các khoản lỗ hàng năm được hạch toán giảm lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.

Ví dụ trích Thông báo yêu cầu giải trình như sau:

Và chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Định hướng Kế hoạch thanh tra hàng năm

Image1

Trường hợp không có giải trình hợp lý, cơ quan thuế thường sử dụng một trong các biện pháp như ấn định doanh thu tính thuế, lãi tính thuế hoặc loại trừ những khoản chi phí không tương ứng với doanh thu, không tạo ra thu nhập trong kỳ.

Image2

Có được chi thưởng khi đang bị lỗ?

Tất nhiên, nếu có cơ sở giải trình hợp lý thì cơ quan thuế không có quyền bắt công ty phải đóng thuế trong khoảng thời gian công ty đang gặp khó khăn thua lỗ. Thực tế thì không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp bán “phải” có lãi, kể cả theo quy định của Luật giá Việt Nam số 11/2012/QH13 – Điều 11. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh: “Tự định giá” hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Về kể cả theo nguyên tắc ấn định thuế, đoàn kiểm tra có trách nhiệm đưa ra bằng chứng chứng minh giá bán, doanh thu của doanh nghiệp không phù hợp. Việc này khác với việc đoàn kiểm tra yêu cầu doanh nghiệp chứng minh giá bán, doanh thu của mình là phù hợp với thị trường (Trách nhiệm chứng minh thuộc về cơ quan thuế)

Ngoài ra, từ năm 2017, khi lợi nhuận âm, doanh nghiệp cần xem xét ảnh hưởng của EBITDA với chi phí lãi vay trong giao dịch liên kết.

Cơ sở pháp lý

Theo Luật phá sản 2014, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán sẽ bị tòa án tuyên bố phá sản. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Theo Điều 9 Thông Tư 78/2014/TT-BTC, lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Xem thêm: Bán hàng thấp hơn giá vốn

Biên soạn: Nguyễn Việt Anh, Đặng Thị Thanh Hoa – Tư vấn viên

Bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo, không phải ý kiến tư vấn cụ thể cho bất kỳ trường hợp nào.

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…