Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc mới nhất 2024

Rate this post

Trong thời đại ngày nay, quyền dân chủ là một giá trị quan trọng và cần thiết trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả nơi làm việc. Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là một tài liệu quan trọng giúp định rõ quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động. Nó bao gồm các nội dung liên quan đến việc người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định, được kiểm tra và giám sát, cũng như các hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc.

1. Đối tượng phải xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc áp dụng đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên. Các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động không cần ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định của Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP, và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP không phải thực hiện tổ chức đối thoại và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo Chương V của Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

2. Mẫu quyết định ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

CÔNG TY Kế Toán Việt Hưng
Số: 01 /QĐ-QCDC-KTVH

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế dân chủ ở cơ sở” tại Công ty Kế Toán Việt Hưng
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Giám đốc, BCH Công đoàn, trưởng các phòng, ban, phân xưởng thuộc công ty và tập thể người lao động công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

  • Như Điều 3;
  • LĐLĐ quận Thanh Xuân;
  • BCH CĐCS công ty;
  • Lưu VP.

3. Mẫu Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

Mẫu quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (đã thành lập Công đoàn hoặc chưa thành lập tổ chức Công đoàn).

QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang làm việc tại Công ty (Sau đây gọi chung là người lao động viết tắt là NLĐ).
  2. Chủ tịch, Giám đốc Công ty Kế Toán Việt Hưng (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động viết tắt là NSDLĐ).
  3. Ban chấp hành Công đoàn Công ty Kế Toán Việt Hưng (Sau đây gọi chung là Công đoàn cơ sở viết tắt là CĐCS)

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc

Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc.

Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai cho NLĐ biết.

Điều 6. Hình thức Công khai.

Điều 7. Nội dung NLĐ phải được tham gia ý kiến.

  1. Nội dung lấy ý kiến tham gia của NLĐ.

  2. Hình thức lấy ý kiến tham gia của NLĐ.

Điều 8. Những nội dung NLĐ trong công ty được quyết định.

  • Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
  • Biểu quyết nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể của Công ty.
  • Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ.
  • Tham gia hoặc không tham gia các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp…
  • Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật.
  • Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nội dung NLĐ được kiểm tra, giám sát.

  • Thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty.
  • Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của Công ty.
  • Thực hiện thỏa ước lao động tập thể của Công ty (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ cấp Công ty, nghị quyết hội nghị Công đoàn Công ty.
  • Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp; trích nộp kinh phí Công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BHTN.
  • Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công ty; kết quả giải quyết việc tranh chấp lao động; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ thuộc trách nhiệm của Công ty.
  • Thực hiện điều lệ của Công ty, các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Hình thức NLĐ giám sát.

Người lao động được quyền giám sát các nội dung theo khoản 1, Điều 9 Quy chế chế này (Trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh theo quy định trong Nội quy lao động Công ty)

Điều 10. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa đại diện NLĐ và BCH Công đoàn cơ sở với NSDLĐ. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện tại Công ty định kỳ ít nhất 03 tháng/01 lần, hoặc khi một bên có yêu cầu. Nếu trùng vào thời gian tổ chức Hội nghị NLĐ thì không phải tổ chức đối thoại định kỳ.

Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc để trao đổi, thảo luận các nội dung sau:

  • Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.

Quy trình đối thoại tại Công ty thực hiện theo các bước sau:

Điều 11. Tổ chức Hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động là cuộc họp do NSDLĐ chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động của công ty.

  1. Thời gian, hình thức tổ chức hội nghị người lao động
  2. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
  3. Nội dung hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động Công ty tập trung thảo luận các nội dung sau:

  • Tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ;
  • Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
  • Điều kiện làm việc;
  • Yêu cầu của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ;
  • Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ và CĐCS;
  • Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
  1. Chuẩn bị Hội nghị Người lao động
    a. Trước thời gian dự kiến tổ chức Hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc công ty sẽ chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị Hội nghị, tham gia cuộc họp chuẩn bị gồm có: Giám đốc, Chủ tịch công đoàn, một số người có liên quan….
    b. Nội dung cuộc họp chuẩn bị sẽ thống nhất về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu là Hội nghị đại biểu), phân công chuẩn bị, điều hành Hội nghị.
    c. Phân công trách nhiệm chuẩn bị:
  • Giám đốc Công ty chuẩn bị: Báo cáo thực hiện các nội dung như: Tình hình SXKD, việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, ATVSLĐ, kết quả giải quyết những kiến nghị của CNLĐ, việc thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ lần trước…
  • Ban chấp hành công đoàn chuẩn bị: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ…
    d. NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, các nội dung lấy ý kiến tại hội nghị, sửa đổi quy chế của Công ty.
  1. Chương trình của Hội nghị Người lao động
    Hội nghị Người lao động Công ty chỉ tổ chức khi có từ 2/3 đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình Hội nghị diễn ra cụ thể như sau:
  • Chào cờ (Nếu có)
  • Bầu đoàn chủ tịch, Đoàn chủ tịch cử Thư ký Hội nghị (Đoàn chủ tịch là NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS);
  • Thông qua Chương trình HN;
  • Trình bày các văn bản, báo cáo:
  • Báo cáo của NSDLĐ (Theo nội dung chuẩn bị);
  • Báo cáo của Công đoàn cơ sở: Hoạt động công đoàn và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ;
  • NLĐ Thảo luận, kiến nghị đề xuất;
  • NSDLĐ: Giải đáp thắc mắc; bàn biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống CNLĐ.
  • Ký kết, sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
  • Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua;
  • Thông qua Nghị quyết (Kết thúc).
  1. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị:

12. Các hình thức thực hiện dân chủ khác tại Công ty.

13. Trách nhiệm thi hành

Các đơn vị trực thuộc, NLĐ Công ty căn cứ Quy chế này và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước để thực hiện, phát huy quyền dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, góp phần xây dựng phát triển Công ty và bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể NLĐ.

Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn phổ biến đến toàn thể NLĐ công ty để triển khai thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Giám đốc và BCH Công đoàn Công ty sẽ xem xét sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cần được xây dựng dựa trên ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và công khai cho người lao động biết trước khi thực hiện.

Các quy định khác có thể bạn muốn biết về thực hiện quy chế dân chủ ở nơi làm việc:

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…