MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Rate this post

Chỉ với Thông tư 02/2021/TT-TTCP chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bạn có thể tổ chức công việc một cách hiệu quả và nhất quán. Vậy, cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Mẫu số 01: Đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra

Trong Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ, Đề cương này mang thông tin quan trọng về công tác thanh tra, kiểm tra.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thanh tra hành chính

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra (Biểu số 01/TTr)

  • Tổng số cuộc thực hiện trong kỳ, số cuộc triển khai từ các kỳ trước chuyển sang, số cuộc triển khai trong kỳ, số cuộc theo kế hoạch, số cuộc đột xuất.

b) Kết luận thanh tra (Biểu số 01/TTr)

  • Tổng số cuộc thanh tra đã ban hành kết luận thanh tra;
  • Số đơn vị được thanh tra (đã ban hành kết luận thanh tra);
  • Phát hiện vi phạm:
    • Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, thuộc lĩnh vực; số tiền, đất, tài sản quy thành tiền được phát hiện có vi phạm;
    • Kiến nghị xử lý vi phạm:
    • Xử lý về kinh tế: Thu hồi về ngân sách nhà nước và xử lý khác về kinh tế;
    • Xử lý trách nhiệm: Xử lý hành chính (số tổ chức, cá nhân kết luận kiến nghị kiểm điểm làm rõ trách nhiệm), kiến nghị xử lý hình sự (số vụ, số đối tượng chuyển cơ quan điều tra);
  • Kiến nghị hoàn thiện (thêm mới, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ) cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung thanh tra.
  • Kiến nghị khác (nếu có).

c) Kết quả thực hiện kết luận thanh tra (Biểu số 02/TTr)

  • Số kết luận thanh tra phải thực hiện trong kỳ báo cáo (tổng số; trong đó có số kết luận được kiểm tra trực tiếp);
  • Tiến độ thực hiện kết luận: số kết luận đã hoàn thành, số kết luận chưa hoàn thành việc thực hiện;
  • Kết quả thực hiện các kiến nghị: về kinh tế, về trách nhiệm (xử lý hành chính, chuyển cơ quan điều tra), về hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung thanh tra.

d) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (Biểu số 02/QLNN)

  • Việc triển khai các cuộc thanh tra: Tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra; số cuộc đã ban hành kết luận;
  • Kết quả thanh tra, kiểm tra:
    • Số đơn vị được thanh tra, kiểm tra;
    • Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra;
    • Kiến nghị xử lý hành chính, chuyển cơ quan điều tra; kiến nghị xử lý về kinh tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung thanh tra (nếu có);
  • Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra:
    • Tổng số kết luận thanh tra, kiểm tra trách nhiệm phải thực hiện;
    • Kết quả thực hiện các kiến nghị về trách nhiệm (hành chính, hình sự); về kinh tế, hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, điều hành của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung thanh tra (nếu có).

đ) Kết quả thanh tra trên một số lĩnh vực (chỉ áp dụng đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm)

  • Lĩnh vực Quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng (Biểu số 03/TTr);
  • Lĩnh vực Quản lý và sử dụng tài chính, ngân sách (Biểu số 04/TTr);
  • Lĩnh vực Quản lý, sử dụng đất (Biểu số 05/TTr);
  • Lĩnh vực khác (nếu cần thiết);

Đối với từng lĩnh vực trên phải nêu rõ: số cuộc thanh tra, số đơn vị được thanh tra, nội dung thanh tra chủ yếu, các vi phạm điển hình, kiến nghị xử lý (về kinh tế, về trách nhiệm, về hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật…).

  • Kết quả thanh tra lại (nếu có);
  • Kết quả thanh tra chuyên đề (nếu có): Tóm tắt kết quả thanh tra chuyên đề theo các tiêu chí nêu trên.

2. Thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (Biểu số 06/TTr, 07/TTr)

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo

  • Tổng số cuộc thực hiện (số cuộc triển khai từ kỳ trước chuyển sang, số cuộc triển khai trong kỳ, số cuộc thường xuyên, theo kế hoạch, đột xuất);
  • Những lĩnh vực thanh tra, kiểm tra chủ yếu;
  • Số cuộc đã ban hành kết luận;
  • Số tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra (đã ban hành kết luận).

b) Kết quả thanh tra, kiểm tra

  • Số tổ chức, cá nhân vi phạm;
  • Nội dung vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra, kiểm tra:
    • Về kinh tế: Tổng số tiền vi phạm; số tiền kiến nghị thu hồi (về ngân sách nhà nước, về tổ chức, đơn vị); số tiền kiến nghị xử lý khác;
    • Về xử lý vi phạm: Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành (đối với tổ chức, cá nhân); số tiền xử phạt vi phạm hành chính (của tổ chức, của cá nhân); xử phạt bằng hình khác (số tổ chức, cá nhân); chuyển cơ quan điều tra xử lý (số vụ, số đối tượng),…

c) Kết quả thực hiện kết luận, quyết định xử phạt qua thanh tra, kiểm tra

  • Kết quả thực hiện xử lý vi phạm về kinh tế (số tiền vi phạm đã thu hồi; số tiền vi phạm đã xử lý khác);
  • Kết quả thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính (số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu; số tổ chức, cá nhân đã thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức khác);
  • Xử lý hình sự: số vụ, số đối tượng đã khởi tố.

3. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng (Biểu số 02/QLNN)

  • Số văn bản (quản lý, chỉ đạo) về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng mới được ban hành, được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
  • Số lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng được tổ chức; tổng số người tham gia.

4. Xây dựng lực lượng (chỉ áp dụng đối với báo cáo 6 tháng và báo cáo năm – Biểu số 01/QLNN)

  • Tổng số công chức, viên chức, người lao động trong kỳ báo cáo (số thanh tra viên cao cấp, thanh tra viên chính, thanh tra viên và tương đương,…);
  • Biến động tăng, giảm số lượng công chức, viên chức, người lao động trong kỳ báo cáo;
  • Số người được chuyển đổi vị trí công tác;
  • Tổng số nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngành Thanh tra và số đã thực hiện (trong đó phân loại các khóa đào tạo nghiệp vụ: Thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các nghiệp vụ liên quan khác);
  • Số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có vi phạm và kết quả xử lý (tổng số cá nhân vi phạm, đã xử lý, đang và chưa xử lý).

II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

  1. Đánh giá về ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác thanh tra
  2. Đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
  3. Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội và việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra
  4. Nguyên nhân của những ưu điểm, của tồn tại, hạn chế, khuyết điểm (chủ quan, khách quan)
  5. Bài học kinh nghiệm (chỉ áp dụng đối với báo cáo hằng năm)

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ (HOẶC CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM) TRONG KỲ TIẾP THEO

Nêu phương hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh tra, kiểm tra sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo.

IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật còn sơ hở, bất cập phát hiện qua thanh tra (nêu rõ cụ thể văn bản và nội dung kiến nghị);
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra (nếu có vướng mắc);
  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra;
  • Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất.

Lưu ý: cần có sự so sánh số liệu với kỳ trước (hoặc cùng kỳ của năm trước) làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá.

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Sư Tuấn để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm Cách đi ngã tư đèn xanh đèn đỏ…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Bảng cân đối số phát sinh là gì? Lập…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Mẫu Sổ Quỹ Tiền Mặt – Hướng Dẫn Cách Ghi Sổ Quỹ Tiền Mặt Những điểm mới trong thực hiện chế độ…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…