Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Rate this post

Hàng phi mậu dịch thông thường là những mẫu hàng được nhập khẩu để làm mẫu hoặc trưng bày. Đối với hàng hóa mậu dịch, các quy định thủ tục hải quan cần tuân thủ tùy thuộc vào từng loại hàng khác nhau.

Vậy thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Hàng hóa phi mậu dịch là gì?

Hàng hóa phi mậu dịch là hàng hóa do cá nhân nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại và không được khấu trừ thuế. Đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch, không có hợp đồng mua bán mà thường sử dụng hình thức thỏa thuận.

Danh mục hàng hóa phi mậu dịch bao gồm:

  • Quà tặng, biếu của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho cá nhân, tổ chức.
  • Những loại hàng hóa của cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
  • Hàng viện trợ nhân đạo.
  • Hàng tạm nhập, tái xuất khẩu thuộc quyền sở hữu cá nhân do Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế.
  • Hàng mẫu không thanh toán – nhiều trường hợp giá trị hàng mẫu lớn doanh nghiệp phải mua về dùng thử không phải bán hàng thì cũng tính là nhập phi mậu dịch.
  • Phương tiện đi lại, dụng cụ nghề nghiệp của những cá nhân xuất nhập cảnh.
  • Tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức.
  • Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo phương thức vận tải đơn.

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch cá nhân

Theo thông tư số 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01 tháng 04 năm 2015, các tờ khai hàng phi mậu dịch sẽ được khai báo trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS (Vietnam Automated Cargo Clearance System). Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch được tiến hành tại các chi cục hải quan cửa khẩu nơi nhập khẩu hàng. Khi làm tờ khai hàng phi mậu dịch, đối với hàng nhập khẩu, cần lưu ý những điểm sau:

  • Mã loại hình nhập khẩu: H11 (căn cứ theo Công văn 2765/TCHQ-GSQL).
  • Do cá nhân nhập khẩu thường không có mã số thuế, nên việc khai báo tờ khai hải quan phải thông qua đại lý hải quan. Đại lý sẽ đứng ra là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng trên tờ khai.
  • Trên tờ khai thể hiện người nhập khẩu chính là công ty đại lý hải quan.
  • Mục người uỷ thác: nhập vào tên người uỷ thác (không cần nhập MST).
  • Ghi chú khác: nhập tên công ty ủy thác.
  • Cần nộp giấy uỷ quyền cho công ty đại lý hải quan.

3. Thuế nhập khẩu hàng phi mậu dịch

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà người nhập khẩu phải nộp cho nhà nước. Có nhiều loại thuế nhập khẩu và không phải loại hàng nào cũng chịu thuế nhập khẩu. Sau đây là những loại thuế, phí khi làm thủ tục nhập khẩu hàng phi mậu dịch.

Những loại phí thuế của hàng phi mậu dịch

  • Thuế nhập khẩu (Import duty): Đây là mức thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế có thể thay đổi tùy thuộc vào danh mục hàng hóa và quốc gia xuất xứ.
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Đây là mức thuế áp dụng cho giá trị gia tăng của hàng hóa trong quá trình nhập khẩu và phân phối. Mức thuế VAT tại Việt Nam hiện tại là 10%, nhưng có thể thay đổi theo quy định của Chính phủ.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (Special consumption tax): Áp dụng cho một số mặt hàng đặc biệt như xăng, rượu, thuốc lá, ô tô, xe máy, vv. Mức thuế này cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể.
  • Phí nhập khẩu: Ngoài thuế, các hàng hóa nhập khẩu cũng có thể chịu các khoản phí khác nhau như phí chuyển phát nhanh, phí dịch vụ hải quan, phí xử lý hàng hóa tại cảng, vv.

4. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu phi mậu dịch cá nhân

  • Tất cả hồ sơ điều bị thẩm vấn giá xây dựng lại giá vì đặc thù của hàng hóa phi mậu dịch là không thanh toán nên các doanh nghiệp thường có tâm lý khai tự do giá trị lô hàng.
  • Cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết đã liệt kê ở mục 4 để tránh mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục nhận hàng.
  • Đối với cá nhân làm việc và công tác tại Việt Nam, cần lưu ý hồ sơ cần thiết là hợp đồng lao động phải có trong bộ chứng từ.
  • Đối với cá nhân mang tài sản trở về nước sau khi học và làm việc xong phải xuất trình visa.
  • Một số loại hàng đã qua sử dụng vẫn có thể được nhập theo hình thức phi mâu dịch cá nhân và hàng hóa này thuộc loại hình tài sản di chuyển.

5. Dịch vụ thủ tục hải quan hàng phi mậu dịch

DHS Logistics, với trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chuyên nhận làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng phi mậu dịch cho cá nhân (hay tổ chức) với sự chuyên nghiệp – hiệu quả – nhanh chóng – tiết kiệm và lấy sự hài lòng và phát đạt của Quý khách hàng là phương châm và tương lai phát triển của chúng tôi. Liên hệ: 0943.361.666

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…