Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 – Quy trình và thủ tục tái nhập

Rate this post

nhap-hang-xuat-khau-bi-tra-lai

Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 là một vấn đề phổ biến trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình và thủ tục tái nhập hàng đã xuất khẩu bị trả lại theo mã loại hình A31.

Quy định về mã loại hình nhập khẩu A31 hiện nay

Trước khi đi vào chi tiết về nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quy định của loại hình A31 này. A31 là mã loại hình nhập khẩu hàng hóa có tên gọi là “Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu”.

Mã A31 được áp dụng trong các trường hợp tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu của các loại hình sau:

  • Kinh doanh sản xuất
  • Xuất hàng hóa xuất khẩu
  • Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu
  • Xuất sản phẩm gia công, xuất nguyên liệu đặt gia công nước ngoài
  • Xuất sản phẩm của DNCX hay hàng hóa xuất khẩu theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy.

Chính sách nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 như thế nào?

Việc nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 cũng như các loại hình nhập khẩu khác đã được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật sau:

  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018

Căn cứ vào các văn bản pháp luật trên, doanh nghiệp có thể nhập hàng xuất khẩu và bị trả lại. Tuy nhiên, sau khi hàng hóa nhập khẩu bị trả lại, tổ chức và cá nhân phải tuân thủ các quy định sau:

  • Hàng hóa tái nhập không phải làm kiểm tra chuyên ngành nếu có
  • Hàng hóa nhập khẩu phải đúng loại với hàng hóa trước khi đã xuất
  • Cá nhân, đơn vị không mất thuế nhập khẩu cho hàng đã xuất trước đó
  • Hàng hóa tái nhập có hai dạng: nhập để tiêu thụ trong nước hoặc tiêu hủy và nhập để sửa chữa, bảo trì sau đó tiếp tục tái xuất
  • Những mặt hàng bị cấm theo nghị định 69/2018/NĐ-CP sẽ không được phép tái nhập

Các trường hợp phải nhập hàng xuất trả

Hàng hóa khi bị nghi ngờ phải tạm dừng và bị xuất trả lại cho doanh nghiệp đã cung cấp. Vậy trường hợp nào phải nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31? Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:

3.1. Nhập hàng để tiêu hủy hoặc tiêu thụ trong nước – A31

Đây là một trong những trường hợp phải nhập hàng xuất trả phổ biến trong thương mại quốc tế và mã loại hình nhập khẩu cho trường hợp này là A31. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến hàng hóa bị trả lại như sản phẩm không đạt đủ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, người mua từ chối nhận hàng, hàng bị trả lại do không được phép nhập khẩu bởi quốc gia nhập, vv.

Nếu rơi vào các trường hợp này, doanh nghiệp khi nhập khẩu có thể được hoàn thuế xuất khẩu nếu đã thanh toán thuế trước đó. Đồng thời, phía đơn vị nhập khẩu phải kê khai được giấy tờ xuất khẩu trước đây.

3.2. Nhập hàng để sửa chữa, bảo dưỡng rồi tái xuất – G13

Cá nhân, tổ chức kinh doanh sẽ gặp phải trường hợp này khi hàng hóa không đạt chất lượng và người mua trả hàng về. Trong trường hợp này, người nhập khẩu sẽ tạm nhập và tái xuất hàng cho người bán hoặc bên thứ ba.

Mã loại hình nhập khẩu cho trường hợp trên là G13. Lưu ý, hàng hóa sau khi sửa chữa, bảo dưỡng buộc phải tái xuất. Nếu không xuất hàng đi, người nhập khẩu phải mở tờ khai chuyển đổi mục đích sử dụng sang A31.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu hàng xuất bị trả lại được quy định theo Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2025 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Bộ hồ sơ gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Hợp đồng thương mại
  • Tờ khai hải quan hàng xuất
  • Danh sách đóng gói
  • Văn bản từ chối nhận hàng từ người bán
  • Công văn yêu cầu nhập khẩu hàng hóa

Đối với hồ sơ làm thủ tục nhập hàng hóa của cá nhân, tổ chức cần chú trọng vào các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai xuất khẩu
  • Văn bản từ chối nhận hàng

Đối với các loại giấy tờ còn lại, có thể bổ sung khi có yêu cầu từ phía hải quan.

Quy trình làm thủ tục hải quan tái nhập hàng đã xuất khẩu

Quy trình làm thủ tục tái nhập hàng đã xuất khẩu tương đối đơn giản, tuy nhiên mất khá nhiều thời gian để đơn vị chủ quản kiểm duyệt hồ sơ hàng hóa. Tái nhập hàng xuất khẩu được thực hiện qua 3 bước sau:

5.1. Nộp hồ sơ đến cơ quan liên quan

Cá nhân, tổ chức mang hồ sơ đến CCHQ – nơi mở tờ khai xuất khẩu để tiến hành kiểm tra và xét duyệt. Nơi mở tờ khai làm thủ tục thông quan không thu thuế hàng xuất khẩu tái nhập.

Ví dụ: Cá nhân, tổ chức nhập khẩu ở Cát Lái thì phải thực hiện thủ tục tái nhập tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu (không phải đội nhập).

5.2. Khai báo hải quan hàng tái nhập trên hệ thống VNACCS

Doanh nghiệp tiến hành khai báo hải quan hàng tái nhập trên hệ thống VNACCS như hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, cần chú ý một vài điểm sau:

  • Mã loại hình: A31.
  • Bộ phận xử lý tờ khai: Đơn vị khai báo chọn Đội thủ tục hàng xuất khẩu nếu ở Cát Lái.
  • Ô thông tin khác: Doanh nghiệp ghi “Hàng tái nhập theo tờ khai xuất số … ngày … đúng, chính xác.
  • Mã biểu thuế NK: Đơn vị khai báo chọn B01.
  • Mã biểu thuế GTGT: Doanh nghiệp kinh doanh chọn V để kết thúc khai báo.

5.3. Kiểm tra hàng hóa và làm thủ tục ấn định không thu hoặc hoàn thuế

Đơn vị liên quan kiểm tra hàng hóa, đặc biệt hàng tái nhập thường được ưu ái kiểm thủ công tỷ lệ 100%. Đi đôi với việc đi kiểm hóa thì làm thủ tục ấn định không thu hoặc hoàn thuế (đối với hàng xuất khẩu có thuế) hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập, hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Đơn Đề Nghị Không Thu Thuế (theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
  • Invoice, giấy giới thiệu, Packing List, tờ khai XK + mã vạch, B/L xuất.
  • B/L tái nhập.
  • Bộ tờ khai tái nhập.

Sau khi làm thủ tục ấn định, thực hiện bước tiếp theo:

  • Lấy biên bản kiểm hóa và lên nộp cho đội thuế xin miễn thu thuế sau đó đợi lấy QUYẾT ĐỊNH MIỄN THU THUẾ.
  • Nộp lại cho Hải quan kiểm hóa (bản photo và bản chính đối chiếu) để lên tờ khai và thông quan hàng tái nhập.

Chú ý: Hàng tái nhập sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành (nếu có).

Những lưu ý khi làm thủ tục tái nhập hàng xuất bị trả lại

Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 là điều mà không một đơn vị kinh doanh nào mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu xảy ra trường hợp đó, bạn cần chú ý một vài điều sau để tránh mất thời gian và giảm thiểu phát sinh:

  • Khi người bán từ chối nhận hàng và trả lại, nhanh chóng quyết định không nên để hàng hóa ở lại quá lâu tại cảng.
  • Trường hợp có thể bán được cho bên thứ ba, nên đồng ý và chấp nhận bán giá thấp.
  • Nhập khẩu hàng xuất khẩu không mất thuế nhập khẩu.
  • Được hoàn thuế xuất khẩu nếu đã hoàn thành đóng thuế cho hàng hóa xuất đi trước đó.
  • Tránh nhầm lẫn giữa 2 mã loại hình G31 và A13.

Nhập hàng xuất khẩu bị trả lại A31 là trường hợp không một cá nhân, tổ chức nào mong muốn xảy ra. Song trường hợp này khá phổ biến, vì vậy bạn hãy bình tĩnh và xử lý một cách cẩn thận nhất. Hy vọng thông qua những thông tin vừa mà Luật Sư Tuấn cung cấp sẽ hữu ích cho vấn đề bạn đang quan tâm.

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…