Quy định nhà nước TCVN 9369:2012 về tiêu chuẩn thiết kế nhà hát, phòng hội trường

Rate this post

Bài viết dưới đây tóm tắt một số tiêu chí nổi bật trong Tiêu chuẩn TCVN 9369:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát về thiết kế phòng khán giả, phòng hội trường.

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các phòng khán giả của các tổ hợp công trình như cung văn hóa, câu lạc bộ, khu du lịch, hội trường, nhà hội nghị…

Phân hạng

2.1. Nhà hát

2.1.1. Nhà hát được phân chia ra các hạng khác nhau theo quy mô sân khấu (diện tích sàn diễn) và quy mô phòng khán giả. Cấp công trình được lấy theo quy định về phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị.

2.1.2. Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Phân hạng nhà hát theo quy mô sân khấu

Hạng nhà hát Diện tích sàn diễn Cấp công trình
Hạng I Lớn hơn 100 Cấp I
Hạng II Từ 61 đến 100 Cấp II
Hạng III Nhỏ hơn 60 Cấp III

2.2. Phòng khán giả

2.2.1. Phân hạng phòng khán giả theo quy mô được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Phân hạng phòng khán giả

Hạng phòng khán giả Quy mô phòng khán giả ghế Cấp công trình
Phòng khán giả ngoại cỡ Trên 1 500 Cấp đặc biệt
Phòng khán giả cỡ A Từ 1 201 đến 1 500 Cấp đặc biệt
Phòng khán giả cỡ B Từ 801 đến 1 200 Cấp I
Phòng khán giả cỡ C Từ 401 đến 800 Cấp I
Phòng khán giả cỡ D Từ 251 đến 400 Cấp II
Phòng khán giả cỡ E Nhỏ hơn 250 Cấp III

2.2.2. Phân cấp công trình nhà hát và phòng khán giả theo độ bền vững và an toàn cháy nổ được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu cấp công trình nhà hát – phòng khán giả

Hạng nhà hát và phòng khán giả Cấp công trình Độ bền vững Bậc chịu lửa
Phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A Cấp đặc biệt Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I
Nhà hát hạng I, phòng khán giả cỡ B, C Cấp I Niên hạn sử dụng trên 100 năm Bậc I hoặc bậc II
Nhà hát hạng II, phòng khán giả cỡ D Cấp II Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm Bậc II hoặc bậc III
Nhà hát hạng III, phòng khán giả cỡ E Cấp III Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm Bậc III hoặc bậc IV

Yêu cầu về địa điểm và diện tích khu đất xây dựng

3.1. Địa điểm xây dựng nhà hát – phòng khán giả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Ở trung tâm đô thị, khu dân cư hoặc nằm trong khu cây xanh, khu công viên, khu du lịch để có sức hấp dẫn, đồng thời đóng góp cho sự hoạt động và diện mạo của khu trung tâm;
  • Ở nơi có đường giao thông thuận tiện với các phương tiện giao thông cá nhân và công cộng;
  • Xa các nguồn ồn lớn, nguồn khí độc hại, các nơi có nguy cơ cháy nổ cao;
  • Diện tích khu đất tính theo tiêu chuẩn từ 6 m2/khán giả đến 10 m2/khán giả. Mật độ xây dựng từ 35 % đến 40 %.

3.2. Đường giao thông xung quanh công trình phải đảm bảo cho xe chữa cháy có thể tiếp cận tất cả mọi phía của công trình.

3.3. Khi bố trí lối vào cho xe ô tô con tiếp cận nhà hát phải làm đường cho xe chạy liên thông, không phải lùi và chiều rộng đường phải đảm bảo cho hai xe tránh nhau.

3.4. Đối với nhà hát – phòng khán giả từ hạng II hoặc cỡ C trở lên phải bố trí đường cho xe tải tiếp cận với kho bài trí, với chiều rộng đường không nhỏ hơn 4 m. Khi xe tải lùi vào, sàn xe phải ngang bằng với sàn kho. CHÚ THÍCH: Trường hợp bố trí kho bên trong công trình thì đường vào phải có chiều cao thông thủy không nhỏ hơn 4,5 m.

3.5. Nhà hát – phòng khán giả phải bố trí bãi đỗ xe đủ diện tích cho xe ca, xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Chỗ để xe của người khuyết tật phải ở vị trí gần cửa vào nhà hát. Nếu có thể, bố trí một không gian làm nơi để xe lăn ngay kề cửa vào hoặc sảnh vào. Các lối đi lên bằng bậc phải có đường dốc cho xe lăn. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào nhà hát. Diện tích các bãi đỗ xe, tùy thuộc vào đặc điểm của từng đô thị nơi xây dựng nhà hát – phòng khán giả. Có thể tính theo tiêu chuẩn từ 3 m2/khán giả đến 5 m2/khán giả. CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nhà hát cần tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng của người khuyết tật. Yêu cầu thiết kế được lấy theo quy định có liên quan.

3.6. Trước mỗi lối ra khỏi nhà hát cần bố trí diện tích thoát người. Diện tích thoát người được tính không nhỏ hơn 30 m2/100 khán giả thoát ra tại cửa đó. Các diện tích thoát người không được bao bọc bởi tường, rào, mặt nước hoặc cây xanh mà phải được mở hướng ra các đường giao thông hoặc không gian công cộng khác. Các lối ra vào của ôtô, phương tiện giao thông công cộng, của xe chữa cháy… không được tính vào diện tích thoát người.

3.7. Khoảng không gian công cộng để tập kết người và xe phía trước nhà hát – phòng khán giả (hoặc mặt hướng ra đường) được thiết kế với tiêu chuẩn:

  • 1,50 m/100 khán giả;
  • Không nhỏ hơn 15 m đối với các nhà hát – phòng khán giả ngoại cỡ, cỡ A và B.

3.8. Các tổng kho và các xưởng lớn: nếu không phục vụ hàng ngày cho các nhà hát thì không được đặt chung trong công trình nhà hát mà phải bố trí thành công trình riêng, tách rời khỏi khu đất của công trình nhà hát.

3.9. Trong công trình nhà hát – phòng khán giả không được bố trí nhà ở hoặc các cơ sở dân dụng khác, không bố trí ga ra, kho xăng dầu, chất nổ và các kho tàng không phục vụ nhà hát.

3.10. Sử dụng kết cấu gỗ trong công trình phải có giải pháp phòng chống mối mọt. Yêu cầu thiết kế tuân theo quy định trong TCVN 7958: 2008.

Yêu cầu về thiết kế kiến trúc

4.1. Yêu cầu thiết kế phần khán giả
4.1.1. Phần khán giả của nhà hát gồm:

  • Phòng khán giả (nơi khán giả ngồi xem);
  • Các không gian phục vụ khán giả: lối vào, nơi mua vé, sảnh vào, nơi gửi mũ áo, hành lang, sảnh nghỉ;
  • Các không gian xã hội: phòng khiêu vũ, phòng tiệc, phòng khách, phòng truyền thống;
  • Các phòng phụ trợ: y tế – cấp cứu, bảo vệ, phòng nhân viên và một số phòng chức năng khác tùy theo điều kiện cụ thể;
  • Các lối giao thông, hành lang, cầu thang, căn tin, cà phê giải khát…

4.1.2. Tiêu chuẩn diện tích, khối tích:

  • Tiêu chuẩn khối tích: từ 5 m3/khán giả đến 7 m3/khán giả;
  • Tiêu chuẩn diện tích cho các không gian thuộc phần khán giả được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 – Tiêu chuẩn diện tích đối với phần khán giả (Các thành phần quy định bắt buộc đối với mọi nhà hát)

Không gian chức năng Tiêu chuẩn diện tích
Phòng khán giả (bao gồm cả diện tích các tầng gác, các ban công, các lô) Từ 0,8 đến 1,2 m2/khán giả
Phòng bán vé 0,05 m2/khán giả
Sảnh vào Từ 0,15 đến 0,18 m2/khán giả
Nơi gửi mũ áo 0,03 m2/khán giả
Hành lang phân phối khách 0,20 m2/khán giả
Sảnh nghỉ 0,30 m2/khán giả
Khu vệ sinh 0,03 m2/khán giả
Phòng y tế – cấp cứu 0,03 m2/khán giả
Căn tin, giải khát cho khán giả 0,10 m2/khán giả
Phòng chuẩn bị căn tin 0,03 m2/khán giả

4.1.3. Kích thước và thông số tính toán đối với phòng khán giả có sân khấu hộp được quy định trong Bảng 5.

Bảng 5 – Kích thước, thông số đối với phòng khán giả có sân khấu hộp

Chỉ tiêu Thông số Ghi chú
Chiều sâu phòng khán giả, m a) Đối với nhà hát kịch nói, ca kịch b) Đối với nhà hát nhạc kịch, vũ kịch £ 27 £ 30
Góc mở trên mặt bằng (g), (°) £ Góc mở (g) lấy theo Hình 1
Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế đầu (b), (°) £ 110 Góc nhìn (b) lấy theo Hình 1
Góc nhìn của khán giả ngồi giữa hàng ghế cuối (a), (°) ≥ 30 Góc nhìn (a) lấy theo Hình 1
Góc lệch của tia nhìn, (°) a) Đối với khán giả ngồi trên trục phòng khán giả b) Đối với các lô, ban công ở trên gác, vị trí gần sân khấu nhất £ 26 £ 40 Là góc tạo bởi mặt phẳng nằm ngang với đường thẳng kéo từ mắt khán giả tới trung điểm đường đỏ sân khấu
Khoảng cách từ hàng ghế đầu tới lan can hố nhạc không được nhỏ hơn, m 2,6 Nếu bố trí chỗ ngồi cho xe lăn phải để 3,2 m
Độ cao sàn sân khấu, m Từ 0,9 đến 1,15 Là độ cao đường đỏ sân khấu so với sàn phòng khán giả ở hàng ghế đầu
Độ cao thông thủy phần thấp nhất trong phòng khán giả, m ≥ 2,6

4.1.5. Cửa vào của khán giả: cửa vào phải làm kiểu cửa hai cánh, bản lề quay, mở ra ngoài, theo hướng thoát người. Có thể dùng bộ đẩy tự động khép cửa. Không được làm cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập, cửa chốt, cánh bản lề mở vào trong. Không được làm bậu cửa, không treo rèm. Nếu cửa mở hoặc cửa hãm có mặt kính thì phải sử dụng kính an toàn. Tiêu chuẩn chiều rộng cửa: 0,60 m trên 100 khán giả (số lẻ dưới một trăm tính tròn thêm một trăm).

4.1.6. Không được kết hợp giữa sảnh vào với hành lang phân phối khách cũng như giữa

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…