Mẫu thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Rate this post

Bài viết được Luật Sư Tuấn chia sẻ mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200. Được ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, đây là mẫu bảng lương được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết khi lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên đúng theo quy định.

1. Khái quát về bảng thanh toán tiền lương

Khái quát về bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền lương là cơ sở để trả lương cho nhân viên, giúp nhân sự công ty kiểm tra việc thanh toán lương cho người lao động. Bên cạnh đó, bảng kê lương hay phiếu lương cũng là cách để thể hiện thu nhập cá nhân hàng tháng của nhân viên.

Theo quy định, người sử dụng lao động phải gửi bảng kê lương cho người lao động trước mỗi kỳ hạn thanh toán lương. Bảng thanh toán lương bao gồm thông tin nhân viên, vị trí công việc, thời gian làm việc, các khoản chi phí xã hội,… Bảng thanh toán lương thường được gửi cho nhân viên dưới dạng bản cứng hoặc file mềm (excel hoặc word).

Tại các doanh nghiệp nước ngoài, thường dùng bảng thanh toán tiền lương tiếng Anh thay vì sử dụng mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 133 hoặc Thông tư 200. Về hình thức và nội dung, hoàn toàn giống nhau nhưng bảng lương tiếng Anh phù hợp hơn với tính chất của doanh nghiệp nước ngoài. Quý doanh nghiệp có thể truy cập vào Luật Sư Tuấn để xem thêm các mẫu bảng lương đang được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp.

2. Mục đích của bảng thanh toán tiền lương

Mục đích của bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền lương là căn cứ để trả lương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương cơ bản cho nhân viên. Ngoài ra, thông qua bảng thanh toán lương, việc kiểm tra quá trình thanh toán lương cho người lao động cũng trở nên dễ dàng. Đồng thời, bảng thanh toán tiền lương cũng giúp thống kê tiền lương lao động.

3. Nội dung của bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Nội dung của bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200

Phần 1: Thông tin bảng thanh toán lương

  • Thông tin đơn vị doanh nghiệp: logo, địa chỉ và phòng ban
  • Ngày cấp, ngày xuất phiếu lương
  • Đơn vị tiền tệ chi trả lương cho lao động (VND)

Phần 2: Nội dung bảng tiền lương

  • Thông tin người lao động: Họ và tên, chức vụ công việc, số ngày công, số ngày nghỉ không phép, số ngày nghỉ có phép, số ngày nghỉ bù, số ngày nghỉ phép năm (nghỉ được hưởng lương).
  • Thông tin tài khoản lương người lao động: Mức lương cơ bản, lương làm thêm ngoài giờ, lương hiệu suất công việc và các khoản trừ tiền lương (chú thích rõ các khoản trừ công tiền lương).

Phần 3:

  • Thông tin người lập phiếu bảng lương (họ tên, chữ ký các thực)
  • Chữ ký, con dấu người chịu trách nhiệm thanh toán (kế toán trường)
  • Thông tin, phòng ban và người giải quyết vấn đề liên quan đến lương (họ tên, chữ ký xác thực.

Tải Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200 để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Những lưu ý khi lập bảng thanh toán tiền lương

5 lưu ý khi lập bảng thanh toán tiền lương

Việc lập bảng thanh toán tiền lương là một công việc quan trọng. Cần phải thực hiện kỹ lưỡng và chính xác nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các nhân viên. Dưới đây là 05 lưu ý khi lập bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên tại doanh nghiệp.

(1) Đảm bảo rằng các thông tin của nhân viên được nhập chính xác và đầy đủ trên hệ thống.

(2) Kiểm tra kỹ lưỡng những khoản lương và phụ cấp, đảm bảo tính chính xác phù hợp với chính sách của công ty theo quy định pháp luật.

(3) Cần lưu ý các quy định thuế liên quan đến lương, phụ cấp của nhân viên bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và những quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đảm bảo tính hợp pháp và tránh tình trạng sai sót trong quá trình trả lương.

(4) Bảng thanh toán lương cần được lưu trữ cẩn thận và bảo mật nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các nhân viên. Tránh những rủi ro trong việc quản lý và sử dụng.

(5) Đảm bảo thời điểm thanh toán lương đúng hạn. Đảm bảo tính minh bạch và thỏa mãn nhu cầu tài chính của người lao động.

Luật Sư Tuấn đã cung cấp cho Quý doanh nghiệp mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200. Trên đây là những lưu ý khi lập bảng thanh toán tiền lương cho người lao động. Hy vọng những thông tin trên mang đến cho Quý doanh nghiệp những giá trị hữu ích. Liên hệ ngay Luật Sư Tuấn theo thông tin bên dưới khi gặp các vấn đề liên quan.

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm Hướng dẫn cách bổ sung, điều chỉnh tờ…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT: Các vị trí việc làm kiêm nhiệm Biểu mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 133 Hướng dẫn…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Các khoản giảm trừ doanh thu theo Thông tư 133 và Thông tư 200 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT về quản lý, truy xuất…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…