Các yếu tố cấu thành tội phạm là gì?

Rate this post

Tội phạm ngày nay đang dần trở thành một vấn nạn đáng báo động khi thủ đoạn và hậu quả của hành vi phạm tội dần càng lớn. Do vậy, kiến thức pháp lý liên quan đến tội phạm càng cần được đẩy mạnh đến người dân, đặc biệt là kiến thức về các yếu tố cấu thành tội phạm để xem xét hành vi gây thiệt hại của một người có phải là tội phạm hay không.

1. Cơ sở pháp lý quy định các yếu tố cấu thành tội phạm

Cơ sở pháp lý quy định các yếu tố cấu thành tội phạm là Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung vào năm 2017.

2. Khái niệm cấu thành tội phạm

Khái niệm cấu thành tội phạm là yếu tố quan trọng trong tư vấn luật hình sự.

Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nếu một trong 4 yếu tố đó không thỏa mãn thì hành vi không cấu thành tội phạm.

Cấu thành tội phạm có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh và định khung hình phạt.

3. Các yếu tố cấu thành tội phạm

Pháp luật hình sự quy định rất nhiều loại tội phạm khác nhau dựa trên cơ sở phân chia về quan hệ xã hội và yếu tố về lỗi. Nhìn chung, các tội phạm đều được hợp thành bởi các yếu tố nhất định. Điều này có ý nghĩa trong việc xác định một người đã thực hiện hành vi được cho là tội phạm hay chưa, hay việc thực hiện hành vi đó phạm tội ở mức độ nào.

Theo đó, có 4 yếu tố cấu thành tội phạm. Đó là: chủ thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và khách thể của tội phạm. Bất kì một tội phạm nào, không phụ thuộc vào loại tội phạm, mức độ nghiêm trọng đều phải xem xét dưới 4 yếu tố cấu thành tội phạm kể trên. Cụ thể như sau:

a. Cấu thành tội phạm thứ nhất: Khách thể

Khách thể của tội phạm là một yếu tố trong cấu thành tội phạm quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Căn cứ vào khách thể của tội phạm để nhà làm luật quy định các tội phạm nào là gây ra hậu quả còn tội phạm nào là đe dọa gây ra hậu quả.

Thông thường, tội phạm đe dọa gây ra hậu quả thì nhà làm luật quy định đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức như các tội xâm phạm an ninh quốc gia, chỉ cần người phạm tội có hành vi chuẩn bị phạm tội là tội phạm đã hoàn thành và người thực hiện hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong 4 yếu tố cấu thành tội phạm, quyết định tính nguy hiểm khách quan của tội phạm. Tuy nhiên, khách thể của tội phạm không phản ánh đầy đủ trong tất cả các cấu thành tội phạm. Trong nhiều cấu thành tội phạm, khách thể của tội phạm chỉ được phản ánh qua các đặc điểm nhất định của đối tượng tác động của tội phạm. Vậy đối tượng tác động của tội phạm là gì?

“Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm bị hành vi phạm tội tác động và qua đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”.

Có ba loại đối tượng tác động của tội phạm đó là con người, vật chất và hoạt động bình thường của các chủ thể.

b. Cấu thành tội phạm thứ hai: Mặt khách quan

Trong cấu thành tội phạm, tội phạm nào đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra ngoài. Không có biểu hiện ra bên ngoài thì không là tội phạm.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt khách quan bao gồm ba biểu hiện cơ bản để xét về cấu thành tội phạm là: hành vi khách quan, hậu quả thiệt hại và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả.

Chúng ta sẽ phân tích cụ thể bên dưới:

Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm: Hành vi khách quan nói chung được hiểu là biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt được mục đích có chủ đính và mong muốn. Hành vi khách quan trong cấu thành tội phạm được biểu hiện dưới hai dạng chính là hành động (cầm dao giết người) và không hành động (không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng).

Theo luật hình sự, hành vi khách quan của tội phạm có đặc điểm sau:

  • Tính gây thiệt hại cho xã hội: Hành vi khách quan phải có tính gây thiệt hại cho xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hành vi khách quan với hành vi khác. Tính gây thiệt hại có thể là đã gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại. Nếu thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra không đáng kể thì không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội và không bị coi là hành vi phạm tội.

Ví dụ: Trộm cắp tài sản có giá trị chưa đến 2 triệu đồng mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt, chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án nhưng đã được xóa án tích thì không bị coi là tội phạm. Dù là hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng hành vi đó không được quy định trong Bộ Luật hình sự thì cũng không phải là hành vi phạm tội.

  • Tính được quy định trong luật hình sự: Đặc điểm này là đặc điểm về mặt pháp lý được quy định bởi đặc điểm “tính gây thiệt hại cho xã hội” của hành vi khách quan. Hành vi khách quan đã thực hiện chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm nếu hành vi đó thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan được mô tả trong CTTP.

Hậu quả thiệt hại trong cấu thành tội phạm là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể của tội phạm. Thiệt hại có biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về thể chất hay các thay đổi khác như bị rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Thiệt hại gây ra cho khách thể của tội phạm được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ của thiệt hại được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm. Tội phạm nào cũng có thể gây ra hậu quả thiệt hại, cũng có thể gây ra sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng tác động của tội phạm.

Mối quan hệ nhân quả: giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại

Những thiệt hại kể trên để bị coi là tội phạm bắt buộc phải xuất phát từ hành vi khách quan. Điều đó có nghĩa, giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả với nhau. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng trong việc một người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không hay mức độ hậu quả của hành vi của họ gây ra là như nào, trách nhiệm bồi thường đối với người bị hại là toàn bộ hay một phần.

Để xác định hậu quả thiệt hại là do hành vi khách quan gây ra cần phải chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại. Người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả thiệt hại do chính hành vi khách quan của họ gây ra. Một số cơ sở để xác định mối quan hệ nhân quả đó như sau:

  • Hành vi khách quan phải xảy ra trước hậu quả thiệt hại về mặt thời gian: Căn cứ này tuy không có ý nghĩa quyết định nhưng là căn cứ đầu tiên để xem xét về mối quan hệ nhân quả. Thiệt hại có trước khi xảy ra hành vi thì đương nhiên sẽ không có mối quan hệ nhân quả. Ví dụ như hành vi cầm dao đâm liên tiếp vào người mà không biết người đó đã chết. Người đó không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giết người mà có thể phạm tội xâm phạm thi thể.

  • Hậu quả thiệt hại đã xảy ra là việc hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan: Trong những điều kiện trong trường hợp cụ thể mà hậu quả đã xảy ra, khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả trở thành hiện thực là tất nhiên, không tránh khỏi.

Ví dụ: A đâm B bị thương, trên đường đưa B đi cấp cứu thì bị tai nạn, kết quả giám định cho thấy việc B chết là do tai nạn gây ra. Việc B chết không phải do A gây ra nên không có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan của A với hậu quả B chết.

Các biểu hiện khác của mặt khách quan

Ngoài ba biểu hiện cơ bản trên, mặt khách quan còn biểu hiện qua công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội…

  • Về công cụ, phương tiện phạm tội: Phương tiện pháp tội là đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội của mình.

  • Về phương pháp, thủ đoạn phạm tội: Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng công cụ, phương tiện.

  • Về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội: Tính nguy hiểm cho xã hội của một số hành vi có thể phụ thuộc vào thời gian xảy ra.

Conclusion

Trên đây là những điểm cơ bản về các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, luật pháp có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, để biết rõ hơn về các vấn đề tội phạm hình sự, hãy liên hệ với Luật Sư Tuấn. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn chính xác nhất và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Related Posts

VẤN ĐỀ TAN CHẢY TRONG KEM VÀ CÁCH GIÚP KEM LÂU TAN

Khi nghe đến kem, chúng ta thường nghĩ đến hương vị ngon lành và trải nghiệm thưởng thức thật tuyệt vời. Tuy nhiên, điều không thể tránh…

Chi phí chung trong xây dựng gồm những gì?

Chi phí chung trong xây dựng là một khái niệm quan trọng trong việc định tính và ước lượng chi phí cho các công trình xây dựng….

Cách nhập quốc tịch Mỹ: Điều kiện, quy trình và chi phí

Quốc tịch Mỹ là mục tiêu của nhiều người Việt Nam sau khi định cư Mỹ và đã sở hữu thẻ xanh quyền lực. Bài viết dưới…

Phương pháp xác định độ ẩm của thực phẩm

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm cách nào để xác định độ ẩm của thực phẩm một cách chính xác để bảo quản sản phẩm trong…

Thời Gian Tòa Án Gọi Ra Tòa Khi Đã Nộp Đơn Ly Hôn Là Bao Lâu?

Trong quá trình tư vấn về thủ tục ly hôn, chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi về thời gian giải quyết ly hôn tại tòa…

Các cụ dặn: “50 tuổi không xây nhà, 60 tuổi thì không trồng cây và 70 tuổi thì không may quần áo”

Trước kia, cuộc sống của người dân Việt Nam rất khó khăn. Hệ thống y tế chưa được phát triển, nhiều người thiếu thốn thức ăn và…