Thủ tục ly hôn đơn phương: 5 bước giải quyết nhanh nhất

Rate this post

Quy trình ly hôn đơn phương nhanh nhất

1. Ai có quyền đơn phương ly hôn?

Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, người có quyền ly đơn phương ly hôn là vợ chồng hoặc cả hai người đều có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Ngoài ra, cha mẹ và người thân có thể gửi đơn ly hôn đơn phương trong trường hợp một bên vợ chồng mắc các bệnh về tâm thần, không nhận thức được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng hoặc vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của họ.

Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án sẽ xem xét và giải quyết vụ ly hôn trong trường hợp có căn cứ về cuộc hôn nhân của hai vợ chồng rơi vào tình trạng bế tắc, không thể tiếp tục đời sống chung và mục đích hôn nhân không thể đạt được do các lí do sau:

  • Một trong hai người thực hiện hành vi bạo lực gia đình;
  • Vợ hoặc chồng nghiêm trọng vi phạm các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng (bao gồm yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, và sống chung với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác)

Như vậy, quyền đơn phương ly hôn có thể thực hiện bởi vợ hoặc chồng hoặc người thân khác (trong phạm vi quy định của Pháp luật) yêu cầu Tòa án giải quyết.

Để tìm hiểu chi tiết về điều kiện đơn phương ly hôn, bạn có thể tham khảo bài viết: Điều kiện ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật hiện nay

Ai có quyền đơn phương ly hôn?

2. Thủ tục đơn phương ly hôn bao gồm mấy bước?

Căn cứ theo các quy định tại Điều 191, 195, 196, 197 và 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy trình ly hôn đơn phương được thực hiện đầy đủ qua 05 bước sau: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đơn ly hôn đơn phương tại Tòa, thụ lý đơn ly hôn đơn phương, Tòa án tiến hành hòa giải và nộp án phí ly hôn đơn phương.

5 bước ly hôn đơn phương nhanh nhất hiện nay

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương

Để Tòa án tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương, người thực hiện cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết mà pháp luật quy định. Chi tiết hồ sơ như sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu; Tải tại đây
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (có thể xin cấp bản sao);
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD của vợ và chồng;
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
  • Các hồ sơ, tài liệu khác chứng minh tài sản chung như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm (bản sao công chứng).

Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ trên. Trường hợp có bằng chứng về hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ của vợ hoặc chồng,… thì cũng cần cung cấp cho Tòa để làm căn cứ khi tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, hồ sơ liên quan, người yêu cầu sẽ nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền tại nơi cư trú để được xem xét giải quyết.

Bước 2: Nộp hồ sơ đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu ly hôn đơn phương cần nộp đơn tại Toàn án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Quy trình nộp hồ sơ ly hôn được thực hiện qua các bước sau:

  • Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn ly hôn đơn phương là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người yêu cầu cư trú.
  • Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đơn ly hôn đơn phương đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Khi nộp hồ sơ, người yêu cầu cần nộp lệ phí theo quy định và được Tòa án tiếp nhận đơn, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ chưa đúng, đủ, Tòa sẽ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện trong thời hạn quy định.
  • Sau khi hồ sơ đầy đủ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết đơn ly hôn đơn phương theo trình tự, thủ tục pháp luật.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 của Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản tại nước ngoài, thì Tòa án cấp huyện sẽ không có thẩm quyền và vụ án sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Bước 3: Thụ lý đơn ly hôn đơn phương

Sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn yêu cầu ly hôn đơn phương và hồ sơ kèm theo của người yêu cầu, Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn ly hôn đơn phương hay không. Sau đó, Tòa án sẽ gửi thông báo cho nguyên đơn yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nguyên đơn đã nộp biên lai chứng minh việc đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết đơn ly hôn đơn phương theo trình tự sau:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của đơn có đúng thẩm quyền, đúng đối tượng, có đủ căn cứ pháp lý để ly hôn đơn phương hay không;
  • Thông báo cho người bị yêu cầu ly hôn đơn phương về việc thụ lý đơn ly hôn và yêu cầu có ý kiến phản hồi bằng văn bản gửi tòa án;
  • Tiến hành hòa giải, thuyết phục hai bên tìm hiểu nguyên nhân và có thể hàn gắn quan hệ;
  • Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ tiến hành lấy lời khai của các bên và người làm chứng, thu thập chứng cứ.

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương, Tòa án sẽ tiến hành giai đoạn hòa giải giữa hai bên như sau:

  • Tòa án sẽ mời hai bên lên làm việc để hòa giải, hoặc có thể cử người hòa giải viên đến tận nơi cư trú của các bên để tiến hành hòa giải trước khi đưa vụ việc ra xét xử, căn cứ theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
  • Tại buổi hòa giải, hòa giải viên sẽ tìm hiểu nguyên nhân mâu thuẫn, xung đột, lắng nghe quan điểm của các bên, thuyết phục, động viên hai bên hàn gắn mối quan hệ hôn nhân. Hòa giải viên có trách nhiệm hướng dẫn, thuyết phục các bên tôn trọng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhau. Nếu hóa giải thành công thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải. Sau 7 ngày đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành công, quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo.
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, tòa án sẽ ra quyết định mở phiên tòa sơ thẩm và gửi giấy triệu tập cho các bên, thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm xét xử.
    • Tại phiên tòa, nếu xét thấy các điều kiện ly hôn đã đủ theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ tiến hành phán quyết, công nhận và cho phép hai bên ly hôn.
    • Theo đó, Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt hôn nhân giữa hai bên, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan như con cái, tài sản, cấp dưỡng… để đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Bước 5: Nộp án phí ly hôn đơn phương tại Chi cục Thi hành án

Theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì người nộp đơn ly hôn đơn phương cần phải nộp tiền án phí dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận/huyện. Sau đó, nộp lại biên lai đóng tiền cho Tòa án.

Hiện nay án phí ly hôn được quy định tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về miễn, giảm, thu, nộp án phí như sau:

  • Đối với trường hợp ly hôn không có giá ngạch (tức việc ly hôn không có sự tranh chấp về tài sản) mức án phí ly hôn sơ thẩm là 300.000 đồng.
  • Đối với trường hợp ly hôn có giá ngạch (tức có sự tranh chấp về tài sản trong hôn nhân) thì mức án phí ly hôn sẽ được tính theo biểu phí.

Trường hợpMức án phí
Tranh chấp tài sản có giá trị từ 6.000.000 đồng trở xuống – 300.000 đồng
Tranh chấp tài sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng – 5% phần giá trị tài sản
Tranh chấp tài sản có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng – 20.000.000 đồng + 4% của phần vượt 400.000.000 đồng
Tranh chấp tài sản có giá trị từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng – 36.000.000 đồng + 3% của phần vượt 800.000.000 đồng
Tranh chấp tài sản có giá trị từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng – 72.000.000 đồng + 2% của phần vượt 2.000.000.000 đồng
Tranh chấp tài sản có giá trị trên 4.000.000.000 đồng – 112.000.000 đồng + 0,1% của phần vượt 4.000.000.000 đồng

Ví dụ: Bạn đang muốn ly hôn đơn phương và hai vợ chồng tranh chấp tài sản trị giá 5.000.000.000 đồng, tổng án phí ly hôn phải đóng là 112.000.000 + 0,1% x (5.000.000.000 – 4.000.000.000 ) = 113.000.000 đồng.

Như vậy, hòa giải là bước quan trọng giúp các bên có cơ hội hàn gắn quan hệ trước khi quyết định ly hôn.

3. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương

3.1. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm

Thời hạn giải quyết vụ án ly hôn đơn phương cấp sơ thẩm tối đa là 8 tháng, kể từ khi Tòa thụ lý vụ án. Nếu cần bổ sung hồ sơ để Thẩm phán thụ lý vụ án hoặc xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp thì thời gian này buộc phải kéo dài nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ.

  • Theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Kể từ ngày thụ lý án ly hôn thì giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm kéo dài trong 4 tháng kể từ ngày vụ án thụ lý
  • Nếu có vụ án ly hôn có sự kiện bất khả kháng hoặc tính chất vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không được quá 2 tháng
  • Nếu có đầy đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán là người quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử
  • Tòa án phải mở phiên tòa sơ thẩm trong 1 tháng từ khi có quyết định đưa vụ án ly hôn ra xét xử, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn sẽ là 2 tháng.

3.2. Thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương cấp phúc thẩm

Thời hạn giải quyết kháng cáo ly hôn tối đa 5 tháng kể từ khi Tòa thụ lý vụ án. Trên thực tế, việc kéo dài thời gian ly hôn gây ra nhiều áp lực và mệt mỏi cho đương sự

  • Căn cứ theo Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Kể từ khi thụ lý án ly hôn thì giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm kéo dài tối đa 2 tháng. Nếu có thêm các tình tiết phức tạp thì thời gian này sẽ được gia hạn thêm 1 tháng.
  • Nếu có đầy đủ căn cứ đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán là người quyết định đưa vụ án ly hôn đơn phương ra xét xử.
  • Kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên phú thẩm trong thời hạn 1 tháng. Nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này sẽ là 2 tháng.

4. Điều kiện để được quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi nấng và nuôi dạy con sau khi ly hôn đơn phương

Tranh chấp quyền nuôi con luôn là vấn đề nhiều cặp vợ chồng gặp phải khi thực hiện thủ tục ly hôn. Về mặt pháp lý, vợ hoặc chồng có quyền trực tiếp chăm sóc, nuôi dạy con cái khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái sau khi ly hôn sẽ được hai vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con (Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014);
  • Tham khảo mong muốn của con (trong trường hợp con đủ 7 tuổi trở lên);
  • Trong trường hợp không thể thương lượng được thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét và quyết định, dựa trên cơ sở đảm bảo mọi quyền lợi cho con cái.

Trong quá trình xét xử, những điều kiện để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn mà Tòa án quan tâm bao gồm:

  • Bên yêu cầu trực tiếp nuôi con phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Điều kiện về đạo đức và lối sống của bố mẹ có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống con cái sau này.
  • Điều kiện về kinh tế của bố mẹ phải đảm bảo cuộc sống cho con.
  • Điều kiện vật chất: việc ăn uống, chỗ ở, các hoạt động sinh hoạt, môi trường và điều kiện học tập…
  • Điều kiện tâm lý, tinh thần: thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con; tình cảm dành cho con từ trước đến hiện nay; việc tạo cơ hội vui chơi và giải trí cho con.

Như vậy, bên ly hôn đơn phương có quyền nuôi con nếu đáp ứng các điều kiện trên theo quy định của pháp luật.

5. Nộp hồ sơ đơn phương ly hôn tại đâu?

Hồ sơ đơn phương ly hôn sẽ được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn thụ lý. Cụ thể, nếu người nộp đơn ly hôn đơn phương là vợ thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là tòa án cấp huyện nơi chồng đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

6. Dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương Apolat Legal

So với hình thức ly hôn thuận tình thì thủ tục đơn phương ly hôn thường phức tạp và rắc rối hơn rất nhiều, vì liên quan đến sự tranh chấp và mâu thuẫ

Related Posts

HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCó thể bạn quan tâm Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có đúng hay không? Hợp…

Hợp Đồng Dịch Vụ Tư Vấn

Cung cấp thông tin cần thiết trước khi tiến hành Hôm nay, ngày …. tháng … năm ….., tại địa chỉ …………………Có thể bạn quan tâm Tôi…

Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất [2023]

Có thể bạn quan tâm Luật Sư Tuấn: Quyết định 3355/QĐ-BYT – Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 Mẫu Hợp Đồng Bảo Trì Camera:…

Mẫu quyết định chỉ định thầu rút gọn

Việc ra quyết định chỉ định thầu rút gọn có căn cứ từ Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu Thầu. Điều 37 của văn bản…

Mẫu quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT

Bạn đang tìm kiếm thông tin về mẫu quyết định bổ nhiệm Chủ Tịch HĐQT? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cách sử…

Tổng hợp mẫu hợp đồng thuê nhân sự ngoài mới nhất hiện nay

Hợp đồng thuê nhân sự ngoài là một loại hợp đồng mà một bên (thường là doanh nghiệp hoặc tổ chức) thuê một đối tác bên ngoài…