Hợp đồng sang nhượng cửa hàng: Bí quyết thành công và những điều quan trọng

Rate this post

Sang nhượng cửa hàng, quán hiện nay rất phổ biến. Bạn có thể bắt gặp những thông tin rao vặt này ở nhiều phương tiện và thông tin truyền thông. Tuy nhiên, không phải giao dịch sang nhượng nào cũng an toàn và thành công. Bài viết dưới đây của Luật Sư Tuấn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng mới nhất đúng theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng, chuyển nhượng quán mới nhất

Mẫu hợp đồng sang nhượng cửa hàng chuẩn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

**———*———

..…, ngày …. tháng …. năm 2024

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỬA HÀNG

(Số: ……..)

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Luật thương mại số 36/2005/QH11 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 14/6/2005
  • Căn cứ nhu cầu các bên Hôm nay, ngày …. tháng …. năm 20.. tại (địa chỉ lập hợp đồng)……………………..

chúng tôi gồm:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A) :

Ông/Bà: ……………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ………….., cấp ngày: ……………., tại………..………..………..………..………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ………………………………………………………………………..

Là chủ sở hữu hợp pháp của Cửa hàng (loại cửa hàng + tên) ……………… tại địa chỉ …………………………….………………….……………….…………………………….………………….……………….

BÊN ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B) :

Ông/Bà: …………………………

Sinh ngày: ……………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………….., cấp ngày: ……………., tại Công an: tại………..………..………..………..………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………

Hai bên cùng thỏa thuận sang nhượng cửa hàng (loại cửa hàng + tên) với nội dung như sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN NHƯỢNG

Bên A đồng ý chuyển nhượng lại toàn bộ cửa hàng (loại cửa hàng + tên) cho bên B cùng tất cả các cơ sở vật chất, thiết bị bên trong sẽ liệt kê cụ thể bằng: Biên bản giao nhận kèm theo Hợp đồng này).

ĐIỀU 2: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG CỬA HÀNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

  1. Giá chuyển nhượng toàn bộ là: ………000.000 VNĐ (Bằng chữ:……………… triệu đồng)
  2. Giá trên chưa bao gồm các khoản thuế, phí, lệ phí khác nếu có.
  3. Bên B sẽ giao cho bên A: ……….000.000 VNĐ (Bằng chữ…………….triệu đồng) chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng này.
  4. Phương thức thanh toán: Thanh toán một lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Sau khi bên B giao hết số tiền trên cho bên A, đồng thời bên A sẽ bàn giao toàn bộ quán (loại quán + tên) và các giấy tờ có liên quan ngay cho bên B.

ĐIỀU 3: CAM KẾT VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN TRONG THỜI GIAN CHUYỂN NHƯỢNG

Bên A:

  • Cửa hàng (loại cửa hàng + tên) được chuyển nhượng này đang và chỉ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên A, không có bất kỳ tranh chấp nào, không thuộc bất kỳ một thỏa thuận với bên thứ ba nào khác.
  • Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ để Bên B sử dụng, kinh doanh cửa hàng (loại cửa hàng + tên) đạt hiệu quả cao nhất.
  • Hỗ trợ, bảo đảm cho Bên B nguồn nhân lực, lao động hiện có tại quán tối thiểu 1 tháng sau khi chuyển nhượng.
  • Đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của cửa hàng (loại cửa hàng + tên) đối với các bên thứ ba từ trước cho đến khi ký hợp đồng này.
  • Đã được cấp các giấy tờ hợp pháp đối với lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
  • Yêu cầu Bên B trả đủ tiền chuyển nhượng theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng.
  • Không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về nội dung hoạt động của cửa hàng (loại cửa hàng + tên) tính từ thời điểm sau khi đã bàn giao cho Bên B.
  • Bên A sẽ bàn giao toàn bộ các trang thiết bị đồ dùng hiện có như đã thỏa thuận ngay sau khi ký kết hợp đồng này không giấu diếm, gian dối gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sau này của Bên B (có Biên bản bàn giao và phụ lục liệt kê đính kèm).

Bên B:

  • Nhận chuyển nhượng sang cửa hàng (loại cửa hàng + tên) và trang thiết bị theo đúng thỏa thuận của hợp đồng này.
  • Thanh toán tiền chuyển nhượng đúng thời hạn.
  • Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình theo pháp luật.
  • Đối soát và yêu cầu Bên A cung cấp các giấy tờ cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.
  • Yêu cầu Bên A hỗ trợ về các hoạt động như đầu mối hàng hóa, giao dịch để đảm bảo quá trình kinh doanh được ổn định sau khi nhận chuyển nhượng.

ĐIỀU 4: VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

  1. Vì bất cứ lý do gì mà một trong hai bên không thực hiện hay thực hiện không đúng những thỏa thuận đã thống nhất tại Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng (loại cửa hàng + tên) này sẽ bị coi là vi phạm Hợp đồng và phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại.
  2. Khi có tranh chấp, các bên ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận, thì một bên có quyền đưa sự việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Quyết định của Tòa án là quyết định cuối cùng, mọi phí tổn cho hoạt động xét xử và luật sư sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 5: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng sẽ chấm dứt khi có các sự kiện pháp lý sau:

  1. Sau khi 02 (hai) bên đã hoàn thành toàn bộ các thỏa thuận trong Hợp đồng.
  2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
  3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp này nếu yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng không qua thỏa thuận thống nhất của hai bên hoặc không hợp pháp thì bên có lỗi sẽ phải bồi thường cho bên còn lại theo quy định của pháp luật hiện hành.

ĐIỀU 6: HIỆU LỰC HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký ngày … tháng … năm …….

Hợp đồng này được ký kết tại …………………………., gồm … trang, lập thành 02 bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi Bên giữ 01 bản để thực hiện.

…………………, ngày ….. tháng ….. năm 20…..

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu hợp đồng này có thể áp dụng hầu hết với trường hợp sang nhượng các loại cửa hàng khác. Ví dụ, để làm hợp đồng sang nhượng cửa hàng quần áo chỉ cần thay đổi tên cửa hàng thành cửa hàng quần áo + tên, rất nhanh chóng và tiện dụng.

Hợp đồng

Lưu ý khi sang nhượng cửa hàng

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng cửa hàng

Đây là thủ tục quan trọng đầu tiên thường gặp trong luật kinh doanh bất động sản. Khi sang nhượng cửa hàng, quán bạn phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.

Theo đó, khi xác định có nhu cầu muốn sang nhượng lại cửa hàng bạn nên quan tâm đến: Hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người đang thuê cửa hàng, sự tồn tại của cửa hàng sang nhượng là thực hay “ma”, thời hạn thuê và giá thuê cửa hàng, hình thức đăng ký kinh doanh của cửa hàng…

Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng quán là bước vô cùng quan trọng giúp bạn tránh được những phát sinh không đáng có về sau.

Xác định chủ thể chuyển nhượng cửa hàng cho bạn

Trên thực tế, không ít người được chuyển nhượng mặt bằng bị lừa do không có sự xác minh người mình làm việc là người thuê mặt bằng trung gian hay chủ sở hữu mặt bằng.

Theo Luật Sư Tuấn, nếu bạn đang làm việc cùng chủ sở hữu thì mọi việc quá đơn giản, thủ tục nhanh chóng, thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên, nếu đó chỉ là người thuê mặt bằng trung gian thì bạn cần phải suy xét kỹ hơn rất nhiều. Cụ thể, bạn cần phải yêu cầu người thuê cũ cung cấp những giấy tờ liên quan đến hợp đồng sang nhượng cửa hàng hoặc hợp đồng sang nhượng quán cafe giữa họ và chủ sở hữu hợp pháp.

Bên cạnh đó, trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng nhất định phải có dòng xác nhận của chủ nhà cho phép bạn là người thuê lại cửa hàng, thời gian theo thỏa thuận của hai bên. Theo đó, khi có bất cứ phát sinh nào xảy ra, hai bên là chủ nhà và bạn sẽ trực tiếp trao đổi, không cần thông qua một chủ thể nào khác.

Kiểm tra cơ sở vật chất và tài sản của mặt bằng sang nhượng

Thông thường, khi chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh thường sẽ bao gồm cả các tài sản, thiết bị hiện có ở cửa hàng đó. Tránh những khúc mắc và mập mờ về sau, bạn nên chủ động xác minh và yêu cầu nêu rõ trong bản hợp đồng những tài sản bàn giao như: Tên đồ vật, số lượng, thương hiệu, tình trạng, giá thị trường.

Bên cạnh đó, bạn cần yêu cầu nêu rõ đâu là tài sản của chủ cửa hàng, đâu là tài sản của người chuyển nhượng để làm căn cứ đối chiếu về sau.

Đọc kỹ hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Một số lưu ý trước khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng là bạn phải đọc kỹ, xem xét những điều khoản không hợp lý trong hợp đồng như thông tin cá nhân hai bên, thời gian chuyển nhượng, mức giá và các tài sản tại cửa hàng.

Đồng thời, trong bản hợp đồng cần đề cập đến: Đối tượng chuyển nhượng, các tài sản hữu hình/vô hình tại cửa hàng, nêu rõ những quy định, điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên.

Bạn nên nhớ, bản hợp đồng được lập càng đầy đủ thông tin, càng chi tiết, rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, khi ký họ tên bạn nên viết bằng bút mực xanh để tránh việc giả mạo thông tin bằng công nghệ chỉnh sửa hình ảnh. Khi đã trải qua các bước trên bạn đã có thể đặt bút ký hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng, hợp đồng sang nhượng quán cafe.

>>> Xem thêm:

Những câu hỏi thường gặp về hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Sang nhượng cửa hàng là gì?

Sang nhượng cửa hàng hay sang nhượng quán là hình thức chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu cửa hàng bao gồm mặt bằng, cơ sở vật chất… từ chủ sở hữu cửa hàng cho người có nhu cầu mua lại thông qua các thủ tục pháp lý theo luật định.

Hình thức sang nhượng cửa hàng được nhiều chủ đầu tư lĩnh vực kinh doanh này lựa chọn vì giúp tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ để đầu tư ban đầu, cũng như có sẵn hệ thống cơ sở vật chất và một lượng khách nhất định.

Những nội dung cần có trong hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng?

Thông thường hợp đồng sang nhượng cửa hàng sẽ gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
  • Đối tượng của hợp đồng: mô tả chi tiết về tài sản sang nhượng là gì.
  • Giá và phương thức thanh toán.
  • Chuyển giao tài sản.
  • Quyền và nghĩa vụ các bên.
  • Giải quyết tranh chấp.

Giấy sang nhượng cửa hàng có cần công chứng không?

Giấy sang nhượng cửa hàng không bắt buộc phải ký công chứng hoặc chứng thực. Tuy nhiên, để bảo vệ tính pháp lý và quyền lợi của mình, các bên nên công chứng để giá trị pháp lý của giấy chuyển nhượng cửa hàng được đảm bảo.

Hợp đồng đặt cọc sang nhượng quán

Hợp đồng đặt cọc sang nhượng quán là văn bản thỏa thuận về việc đặt cọc một khoản chi phí nhằm đảm bảo thực hiện chuyển nhượng cửa hàng sau này. Trong trường hợp nhất định, khi chi phí chuyển nhượng hay quy mô cửa hàng là rất lớn, các bên mong muốn có thêm thời gian hoạt động thử hay theo dõi việc chuyển giao cùng các thông tin khác để có thể đảm bảo chuyển nhượng thuận lợi. Khi đó việc đặt cọc, ký hợp đồng đặt cọc sẽ được xem xét trước khi ký hợp đồng sang nhượng quán.

>>> Tải Mẫu hợp đồng đặt cọc sang nhượng cửa hàng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về hợp đồng sang nhượng cửa hàng, quán và những mẫu hợp đồng mới nhất. Ngoài ra, bạn có thể đăng tin sang nhượng, cho thuê cửa hàng ngay tại trang tin Luật Sư Tuấn để dễ dàng tìm kiếm tin tức đa dạng, phù hợp.

Related Posts

HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMCó thể bạn quan tâm Mẫu quyết định cử đi công tác mới nhất 2024 Giải đáp: Hợp đồng thuê…

Hợp Đồng Dịch Vụ Tư Vấn

Cung cấp thông tin cần thiết trước khi tiến hành Hôm nay, ngày …. tháng … năm ….., tại địa chỉ …………………Có thể bạn quan tâm Mẫu…

Mẫu quyết định tăng lương cho người lao động mới nhất [2023]

Có thể bạn quan tâm Quyết định 50/2017/QĐ-TTg: Tiến bộ trong sử dụng máy móc và thiết bị Hợp Đồng Góp Vốn Kinh Doanh Mẫu hợp đồng…

Mẫu quyết định chỉ định thầu rút gọn

Việc ra quyết định chỉ định thầu rút gọn có căn cứ từ Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH 2019 Luật Đấu Thầu. Điều 37 của văn bản…

Mẫu quyết định bổ nhiệm chủ tịch HĐQT

Bạn đang tìm kiếm thông tin về mẫu quyết định bổ nhiệm Chủ Tịch HĐQT? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về cách sử…

Tổng hợp mẫu hợp đồng thuê nhân sự ngoài mới nhất hiện nay

Hợp đồng thuê nhân sự ngoài là một loại hợp đồng mà một bên (thường là doanh nghiệp hoặc tổ chức) thuê một đối tác bên ngoài…