Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống một bên trong hợp đồng không tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận ban đầu? Bạn đang cảm thấy mất niềm tin và muốn áp dụng biện pháp phạt để bảo vệ quyền lợi của mình? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về biên bản phạt vi phạm hợp đồng và cách lập chi tiết của nó.
- Quyết định 30/2020/QĐ-UBND: Thay đổi quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Nhà nước tại Quảng Ninh
- Quy định mới về Mẫu hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt thực hiện từ 16/10/2023
- Mẫu văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư mới nhất
- Mượn Sách Truyện Tiểu Thuyết Văn Học Miễn Phí Tại DTV eBook
- Hợp đồng lao động song ngữ – Điều khoản và lưu ý
1. Khi nào cần lập Biên bản phạt vi phạm hợp đồng?
Biên bản phạt vi phạm hợp đồng là văn bản ghi nhận lại nội dung quá trình làm việc nhằm xác định, làm rõ các hành vi vi phạm hợp đồng và nghĩa vụ bồi thường, bù đắp tổn thất của bên có lỗi. Lập biên bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của bên bị vi phạm.
Bạn đang xem: Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng chuẩn và cách lập chi tiết
Như vậy, biên bản phạt vi phạm hợp đồng được lập khi một trong hai bên có lỗi hoặc không thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên còn lại. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các bên đều có quyền phạt vi phạm hợp đồng.
Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Xem thêm : Tư vấn
Như vậy, theo quy định trên, phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Biên bản phạt vi phạm hợp đồng được lập khi xảy ra vi phạm hợp đồng và việc phạt vi phạm hợp đồng đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng.
2. Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng chuẩn nhất
3. Hướng dẫn lập Biên bản phạt vi phạm hợp đồng
-
Ở phần đầu biên bản, cần nêu rõ căng cứ phạt vi phạm hợp đồng, trong đó ghi rõ về tên của văn bản, số văn bản, ký hiệu, cơ quan ban hành cụ thể, thời gian ban hành và nội dung được trích yếu làm căn cứ.
-
Phần nội dung của biên bản:
- Phần này sẽ bao gồm thông tin của các bên gồm cả những người có liên quan khác: Họ tên, địa chỉ, email, họ tên người đại diện nếu là tổ chức, ngày tháng năm sinh, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ liên hệ.
- Cần nêu rõ hành vi vi phạm của bên vi phạm là gì và điều này được quy định ở Điều, khoản nào trong hợp đồng đã ký trước đó.
- Nêu rõ mức phạt tương ứng và mức bồi thường cụ thể nếu có yêu cầu về mặt bồi thường.
-
Phần kết của biên bản:
Ở phần kết của mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng thì sẽ cần được nêu rõ về việc xác nhận những nội dung trên với cam kết thực hiện ra sao. Biên bản sẽ được lập thành bao nhiêu bản và được giao cho những bên nào?
Cuối cùng, đại diện mỗi bên cũng như người chứng kiến và xác nhận việc lập biên bản sẽ ký, ghi rõ họ tên vào trong biên bản.
4. Lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng
Xem thêm : MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG THANH TRA VIÊN HOẶC CÔNG CHỨC THANH TRA TIẾN HÀNH THANH TRA ĐỘC LẬP
Khi phạt vi phạm hợp đồng, bên cạnh việc xác định có thuộc trường hợp được phạt vi phạm hay không, các bên còn cần lưu ý về mức phạt vi phạm hợp đồng.
Với mỗi loại hợp đồng khác nhau, mức phạt vi phạm hợp đồng cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:
- Với hợp đồng dân sự, việc phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp Luật liên quan có quy định khác.
- Với hợp đồng thương mại: Theo Điều 301 Luật Thương mại giới hạn mức phạt tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý thì mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.
- Với hợp đồng xây dựng, mức phạt hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
Trên đây là Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc có thể liên hệ với Luật Sư Tuấn để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://luatsutuan.net
Danh mục: Văn Bản Pháp Luật