Hướng dẫn lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản

Rate this post

Hãy cùng tôi khám phá cách lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản chi tiết từng chỉ tiêu, nguyên tắc lập và cơ sở để lập bảng cân đối tài khoản. Việc này rất quan trọng để phản ánh tổng quát số hiện có đầu năm, số phát sinh tăng, giảm trong năm và số hiện có cuối năm của tài khoản kế toán.

I. Cách lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản chi tiết từng chỉ tiêu

Cột 1: Số hiệu tài khoản: Ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 (hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2) doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.

Cột 2: Tên tài khoản: Ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Cột 3, 4: Số dư đầu năm: Phản ánh số dư Nợ đầu năm và số dư Có đầu năm theo từng tài khoản. Số liệu để ghi được căn cứ vào sổ cái hoặc nhật ký – sổ cái, hoặc căn cứ vào số liệu ghi ở cột 7, 8 của Bảng cân đối tài khoản năm trước.

Cột 5, 6: Số phát sinh trong năm: Căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ, số phát sinh bên Có của từng tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu để ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.

Cột 7, 8: Số dư cuối năm: Dùng để phản ánh số dư Nợ cuối năm và số dư Có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo. Số liệu ghi được tính như sau: Số dư cuối năm = Số dư đầu năm + Số phát sinh tăng - Số phát sinh giảm

II. Cách lập bảng cân đối số tài khoản trên Excel

Chú ý: Đây là hướng dẫn cách lập bảng cân đối tài khoản trên Excel theo mẫu mà Kế toán VAFT đã thiết kế. Các bạn có thể tải về tại đây.

Các bước cụ thể như sau:

  • Trên Nhật Ký chung, xây dựng thêm cột TK cấp 1 bằng cách copy cột tài khoản cấp 1 bên Danh mục tài khoản.
  • Sử dụng hàm LEFT cho cột TK cấp 1 để lấy về TK cấp 1 từ cột TK Nợ/TK Có trên NKC.

Cột mã TK, tên TK: Dùng hàm VLOOKUP hoặc Copy từ DMTK về, sau đó xoá hết TK chi tiết (trừ các TK chi tiết của TK 333). Lưu ý: Phải đảm bảo rằng danh mục tài khoản luôn được cập nhật thường xuyên các TK về Khách hàng và phải đầy đủ nhất.

Cột dư Nợ và dư Có đầu kỳ: Dùng hàm VLOOKUP tìm ở CĐPS tháng 1 về hoặc số dư cuối năm trước về (phần dư đầu kỳ).

Cột phát sinh Nợ, Phát sinh Có trong năm: Dùng SUMIF tổng hợp ở Nhật ký chung về (dãy ô điều kiện vẫn là cột TK Nợ/TK Có).

Cột dư Nợ, dư Có cuối kỳ:

  • Cột Nợ = Max(Số dư Nợ đầu kỳ + Số PS Nợ trong kỳ – Số dư Có đầu kỳ – Số PS Có trong kỳ, 0)
  • Cột Có = Max(Số dư Có đầu kỳ + Số PS Có trong kỳ – Số Dư Nợ đầu kỳ – Số PS Nợ trong kỳ, 0)

Dòng tổng cộng dùng hàm SUBTOTAL: Dùng hàm SUBTOTAL tính tổng cho từng TK cấp 1 (chỉ cần tính cho những tài khoản có chi tiết phát sinh). Cú pháp = SUBTOTAL(9, dãy ô cần tính tổng). Lưu ý: Sử dụng hàm SUBTOTAL cho TK 333.

Những lưu ý khi lập xong bảng cân đối phát sinh tài khoản:

  • Trên CĐPS thì tổng phát sinh bên Nợ phải bằng tổng phát sinh bên Có.
  • Tổng PS Nợ trên CĐPS bằng tổng PS Nợ trên NKC.
  • Tổng PS Có trên CĐPS bằng Tổng PS Có trên NKC.
  • Các tài khoản loại 1 và loại 2 không có số dư bên Có, trừ một số tài khoản như 159, 131, 214,..
  • Các tài khoản loại 3 và loại 4 không có số dư bên Nợ, trừ một số tài khoản như 331, 3331, 421,..
  • Các tài khoản loại 5 đến loại 9 cuối kỳ không có số dư.
  • TK 112 phải khớp với Sổ phụ ngân hàng.
  • TK 133, 3331 phải khớp với chỉ tiêu trên tờ khai thuế.
  • TK 156 phải khớp với dòng tổng cộng trên Báo cáo NXT kho.
  • TK 142, 242 phải khớp với dòng tổng cộng trên bảng phân bổ 142, 242.
  • TK 211, 214 phải khớp với dòng tổng cộng trên Bảng khấu hao.

Kế toán VAFT chúc các bạn thành thạo kế toán nhé!

Các bạn muốn học thực hành làm kế toán trên Excel, thực hành thiết lập sổ sách, xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính lương, trích khấu hao….lập báo cáo tài chính trên Excel thì có thể tham gia: Lớp học excel kế toán thực tế tại Kế toán VAFT.

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm Cập nhật Thông tư 17/2022/TT-BCT: Thay đổi quy…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm Thông tư số 10/2019/TT-BTC: Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT: Đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu Một số điểm mới trong Nghị định số 61/2018/NĐ-CP…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…