Không phải ai cũng biết trong bộ hồ sơ thanh lý xe ô tô và tài sản cố định có những gì? Bài viết dưới đây mời bạn đọc tham khảo.
Có thể bạn quan tâm
- Quyết định 99-QĐ/TW năm 2012: Chi hoạt động công tác đảng cho tổ chức cơ sở đảng
- Hướng dẫn lập mẫu biên bản thanh lý hàng hóa tồn kho đúng chuẩn
- Mẫu Biên Bản Thanh Lý Hợp Đồng Xây Dựng: Chuẩn, Đầy Đủ Nhất
- Thủ tục xuất khẩu cao su và những quy định liên quan
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử: Bước quan trọng trong quy trình tố tụng
Dùng thử phần mềm kế toán online miễn phí: Tại đây
Bạn đang xem: Tất tần tật Bộ hồ sơ Thanh lý xe ô tô và Tài sản Cố định TSCĐ
Bộ hồ sơ thanh lý xe ô tô và Tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng tài sản cố định, vì những lý do khác nhau, doanh nghiệp có nhu cầu nhượng bán tài sản cố định cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Vậy, khi thanh lý ô tô, thiết bị, tài sản cố định, cần có những giấy tờ, chứng từ gì?
Điều kiện cấu thành TSCĐ:
Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC được ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/06/2013, để xác định xem một máy móc, thiết bị có đủ điều kiện cấu thành tài sản cố định hay không, tức là phải đáp ứng 3 yếu tố sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm.
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30 triệu trở lên.
Xem thêm : Tuyển chọn các mẫu hợp đồng học nghề chất lượng 2024
Xem thêm: Hướng dẫn Chi tiết cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định.
Bộ hồ sơ thanh lý tài sản cố định phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo tiết 3.2.2, điểm 3.2, khoản 3, điều 35, thông tư số 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014, và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015, thì:
“3.2.2. Trường hợp thanh lý TSCĐ: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý và thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản này sẽ được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.”
Xem thêm : Cập nhật mẫu quyết định thành lập doanh nghiệp năm 2023
Như vậy, hồ sơ thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC sẽ bao gồm:
- Mẫu quyết định thanh lý tài sản cố định.
- Mẫu biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Mẫu biên bản thanh lý TSCĐ.
- Mẫu hợp đồng thanh lý TSCĐ.
- Mẫu quyết định thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ.
Trên đây là hồ sơ thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC, mời bạn đọc tải về tham khảo.
Xem thêm: Phương pháp hạch toán chuyển TSCĐ thành CCDC đơn giản nhất
Tham khảo Phần mềm & Thông tin liên hệ Maxv
-
Phần mềm Kế toán
- Maxv Accounting (Cho thuê)
- Maxv Pro Vĩnh viễn (Offline)
- Maxv Pharmacy (Dược phẩm)
-
Thông tin Liên hệ
- Mail: [email protected]
- Hotline: 0382 325 225
- Kinh doanh: 0862 325 225
-
Thông tin khác
- Đăng ký: Nhấn tại đây
- Facebook: Trang chủ
- Nghiệp vụ: 0987 667 405
Nguồn: https://luatsutuan.net
Danh mục: Văn Bản Pháp Luật