Tài khoản 811 là tài khoản gì? Hạch toán chi phí khác (TK 811)

Rate this post

Tài khoản 811

Tài khoản 811 là tài khoản gì? Tìm hiểu cách hạch toán chi phí khác (hạch toán TK 811), nguyên tắc kế toán tài khoản chi phí khác và kết cấu của tài khoản 811.

I. Tài khoản 811 là gì? Nguyên tắc kế toán tài khoản 811 – Chi phí khác

Tài khoản chi phí khác (tài khoản 811) là tài khoản dùng để ghi nhận các khoản chi phí ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của đơn vị. Các khoản chi phí ghi nhận trong tài khoản 811 bao gồm:

  • Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, bao gồm chi phí phát sinh về đấu thầu hoạt động thanh lý.
  • Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát.
  • Giá trị còn lại của tài sản cố định bị phá dỡ hoặc nhượng bán, thanh lý.
  • Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, hàng hóa đầu tư vào công ty liên kết hoặc đưa đi góp vốn liên doanh và đầu tư khác.
  • Tiền phạt từ các khoản phạt hành chính, phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
  • Các khoản chi phí khác.
  • Các khoản chi phí có hóa đơn chứng từ đầy đủ nhưng không được tính là chi phí hợp lý tính thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế, phải làm điều chỉnh giảm trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

II. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 – Chi phí khác

Bên nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị còn lại của TSCĐ nhượng bán, thanh lý…

Bên có: Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác trong kỳ sang tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh.

Lưu ý: Tài khoản chi phí khác – 811: không có số dư cuối kỳ.

III. Hạch toán chi phí khác (hạch toán TK 811) cho các phát sinh thường gặp

1. Hạch toán giá trị còn lại của tài sản cố định nhượng bán, thanh lý

  • Số tiền nhận được từ thanh lý, nhượng bán:

    • Nợ TK: 111 / 112 / 131 – Tổng cộng số tiền thanh toán.
    • Có TK: 711 – Số tiền nhận được từ thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT).
    • Có TK: 3331 – Số thuế GTGT phải nộp từ thanh lý, nhượng bán (nếu có).
  • Chi phí phát sinh từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

    • Nợ TK: 811 – Chi phí phát sinh từ thanh lý, nhượng bán (chưa có VAT).
    • Nợ TK: 1331 – Thuế GTGT phát sinh từ thanh lý, nhượng bán.
    • Có TK: 111 / 112 / 141 / 331 – Tổng cộng số tiền phải trả.
  • Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ từ thanh lý, nhượng bán:

    • Nợ TK: 214 – Giá trị tài sản cố định hao mòn thanh lý, nhượng bán.
    • Nợ TK: 811 – Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán.
    • Có TK: 211 / 213 – Nguyên giá tài sản cố định thanh lý, nhượng bán.

2. Hạch toán khi phá dỡ tài sản cố định

  • Nợ TK: 214 – Giá trị hao mòn.
  • Nợ TK: 811 – Giá trị còn lại.
  • Có TK: 211 / 213.

3. Hạch toán khoản lỗ phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản đưa vào chi phí khác, khi giá trị còn lại đem đi góp vốn, đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc đầu tư khác lớn hơn do các bên đánh giá lại

  • Nợ TK: 221 / 222 / 228.
  • Nợ TK: 811 – khoản lỗ phần chênh lệch đánh giá giảm.
  • Có TK: 211/213/217.
  • Có TK: 152 / 153 / 155 / 156.

4. Khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, thì các tài sản đánh giá giảm ghi nhận vào chi phí khác

  • Nợ TK: 811.
  • Có TK: 152 / 156 / 211…

5. Hạch toán các khoản tiền phạt vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng kinh tế

  • Nợ TK: 811.
  • Có TK: 111 / 112 / 333 / 338.

6. Cuối kỳ, kết chuyển chi phí khác trong kỳ sang tài khoản 911 – xác định kết quả kinh doanh

  • Nợ TK: 911.
  • Có TK: 811.

Ngọc Dung – Phòng Kế toán Anpha

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm Thông tư 84/2016/TT-BTC: Hướng dẫn nộp ngân sách…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm Mẫu sổ nhật ký chung thông tư 200: Công cụ quản lý thông tin không thể thiếu trong doanh nghiệp Thông tư…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Thông tư 23/2022/TT-BCA: Quy định giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân Cách hạch toán Kế toán xây dựng cơ…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…