Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện

Rate this post

Thứ bảy, 8 Tháng Tám 2013

Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 do Bộ Y tế ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Quy định chung

  • Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong các bệnh viện (sau đây gọi là Hội đồng).
  • Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
  • Các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục thuốc.
  • Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh viện.
  • Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc.
  • Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc được sử dụng đúng, an toàn.
  • Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong trường hợp phát sinh do nhu cầu điều trị.
  • Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an toàn.
  • Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị.
  • Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng.
  • Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược và các tài liệu quảng cáo thuốc.

Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng

  • Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
  • Hội đồng xây dựng các quy định cụ thể về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.

Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện

  • Nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc.
  • Tiêu chí lựa chọn thuốc.
  • Các bước xây dựng danh mục thuốc.
  • Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc.
  • Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc.

Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị

  • Tùy vào quy mô và khả năng của mỗi bệnh viện, Hội đồng có thể tự xây dựng hướng dẫn điều trị hoặc tham khảo từ những tài liệu có sẵn để xây dựng hướng dẫn điều trị sử dụng trong bệnh viện.

Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

  • Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng.
  • Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc.
  • Xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp.

Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị

  • Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện.
  • Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.
  • Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.
  • Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.
  • Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.

Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

  • Hội đồng Thuốc và điều trị chuyển tải các thông tin về hoạt động, quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hội đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để tránh những xung đột, bất đồng về quyền lợi.
  • Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện.

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng

  • Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
  • Tùy theo hạng bệnh viện, Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên.
  • Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập.

Mối quan hệ giữa Hội đồng Thuốc và điều trị với Hội đồng Khoa học, Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn.

  • Hội đồng Thuốc và điều trị đề xuất, chỉ đạo, phân công các thành viên trong Hội đồng xây dựng Hướng dẫn điều trị dùng trong bệnh viện.
  • Hội đồng Thuốc và điều trị phối hợp với Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn xây dựng kế hoạch chống kháng thuốc, giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp và triển khai hoạt động này trong bệnh viện.

Hiệu lực thi hành

  • Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 9 năm 2013.
  • Bãi bỏ Thông tư số 08/BYT-TT ngày 4 tháng 7 năm 1997 của Bộ Y tế.

KT. BỘ TRƯỞNG – THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Xuyên

Luật Sư Tuấn

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm Luật Sư Tuấn – Hướng dẫn chế độ…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm CẦN BIẾT: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN THEO THÔNG TƯ 39/2018/TT-BTC Thông tư 102/2021/TT-BQP: Những thay đổi quan trọng về đăng ký, quản…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Làm giấy khám sức khỏe xin việc ở đâu? Giá bao nhiêu? Ban hành Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…