Triển khai thực hiện Quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

Rate this post

Ngày 09 tháng 12 năm 2021, Sở Y tế Hà Tĩnh đã phát đi văn bản số 4838/SYT-NVY, thông báo về việc triển khai thực hiện quy định về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Quy định này được ban hành trên cơ sở Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế.

Một số điểm mới tại Thông tư 20/2021 TT-BYT về quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế với Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

Điều, Khoản

Thông tư số 20/2021/TT-BYT
Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Chất thải y tế: nguy hại, rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.

Chất thải y tế: nguy hại, thông thường và nước thải y tế.

Chất thải lây nhiễm: thấm, dính, chứa máu của cơ thể hoặc VSV gây bệnh.

Không quy định

Điều 4. Phân định chất thải y tế
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại phòng XN sinh học cấp II trở lên; khu vực điều trị cách ly, lấy mẫu NX cho NB mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, B.

Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Phát sinh tại hòng sinh học cấp III trở lên.

Không ghi rõ.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm:

  • Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại/có cảnh báo nguy hại trên bao bì của nhà sản xuất.
  • Thêm: Vỏ chai, lọ đựng thuốc/hóa chất…thuộc nhóm gây độc tế bào; vật liệu tráng chì trong ngăn tia xạ thải bỏ; dung dịch rửa phim X-quang, nước thải từ XN, dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải nguy hại không lây nhiễm:

Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có thành phần nguy hại.

Không hướng dẫn chi tiết từng loại cụ thể

Chất thải rắn thông thường: Chất thải sinh hoạt + hóa chất thải bỏ, vỏ chai lọ đựng thuốc/hóa chất, vỏ lọ vác xin (không có tính chất nguy hại/dưới ngưỡng nguy hại..), chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, chất thải lây nhiễm sau khi được xử lý đạt quy chuẩn, bùn thải…

Chất thải rắn thông thường: Chất thải sinh hoạt + chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại/có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại.

Khí thải: Phòng XN tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường không khí, khí thải từ phòng NX ATSH cấp III trở lên.

Không quy định

Chất thải lỏng không nguy hại

Sản phẩm thải lỏng không nguy hại

Nước thải y tế.

Điều 5. Bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chưa chất thải y tế

Điều 6. Phân loại chất thải y tế

Hướng dẫn cụ thể hơn về phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm, chất thải rắn thông thường.

Có hướng dẫn nhưng không cụ thể

Điều 7. Thu gom chất thải y tế

Thêm hướng dẫn thu gom chất thải lỏng không nguy hại và khí thải, nước thải.

Không quy định

Điều 8. Lưu giữ chất thải y tế

Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm không quá 1 năm kể từ thời điểm phát sinh.

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn áp dụng cho miền núi, hải đảo được lưu giữ trong bể bê tông sau khi đã xử lý tiệt khuẩn.

Không quy định

Điều 9. Giảm thiểu chất thải y tế

Lộ trình thực hiện hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy.

Phân loại nhựa để tái chế.

Không quy định

Điều 10. Quản lý CTRTT sử dụng tái chế

Chất thải nhựa được phân loại, thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

Không quy định

Điều 11. Quản lý, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế

Điều 12,13,14,15 của Thông tư.

Điều 12. Chuyển giao chất thải y tế

Điều 13. Chế độ báo cáo

1 lần/năm tính, từ ngày 15/12 năm trước đến ngày 14/12 năm sau.

Điều 16. 1 lần/ năm, tính từ 01/01 đến 31/12

Điều 14. Hồ sơ quản lý chất thải y tế

6 loại tài liệu:

  • Giấy phép MT;
  • Sổ giao nhận chất thải, chứng từ;
  • Sổ nhật ký vận hành công trình…
  • Các biên bản thanh tra, kiểm tra;
  • Báo cáo kết quả QLCT hàng năm, quan trắc định kỳ;
  • Các tài liệu liên quan khác.

Điều 17. Chi tiết các loại giấy tờ khác.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

Trách nhiệm của Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế), Sở Y tế và cơ sở y tế

Không quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu cơ sở y tế.

Điều 18,19,20,21,22,23,24 Trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ sở y tế, người đứng đầu cơ sở y tế.

Điều 16. Điều khoản thi hành

Tổ chức thực hiện:

  • Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, Cục phòng chống bệnh tật của Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, cục thuộc Bộ Y tế.
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
  • Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân, GĐ Sở Y tế, GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường, người đứng đầu các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân.

Để đảm bảo việc triển khai thực hiện Thông tư kịp thời, đúng quy định, Sở Y tế Hà Tĩnh đã yêu cầu Trường Cao đẳng Y tế, các Bệnh viện và Trung tâm Y tế tổ chức tập huấn, phổ biến triển khai Thông tư tới tất cả cán bộ, viên chức, người lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên của đơn vị và các đơn vị trực thuộc; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế. Phân công 01 lãnh đạo đơn vị phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế, bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; thực hiện vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải (nếu có) phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và quy định hiện hành. Thực hiện quản lý chất thải đúng quy định của Thông tư; định kỳ báo cáo kết quả quản lý chất thải theo Mục A của phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố, phổ biến, triển khai Thông tư đến các cơ sở hành nghề y dược ngoài công lập; phối hợp Trung tâm Y tế tuyến huyện tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế của các cơ sở y tế ngoài công lập.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật làm đầu mối công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh; thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của Thông tư. Tham mưu Sở Y tế tổ chức kiểm tra đột xuất, định kỳ công tác quản lý chất thải trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải theo Mục B của phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư gửi về Sở Y tế.

Việt Thắng – Thanh Loan

Related Posts

Hệ thống tài khoản – 821. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài khoản 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là một tài khoản quan trọng giúp doanh nghiệp phản ánh các khoản chi phí thuế…

Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Luật Sư Tuấn – Cùng nhau bảo vệ quyền lợi của con em chúng taCó thể bạn quan tâm CÔNG TY KẾ TOÁN THIÊN ƯNG: Học kế…

Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao

Ngày 05/9/2018, đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT (gọi là Thông tư 02/2018) để quy định việc phối hợp thi hành một số…

Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và 04 điều cần biết

Có thể bạn quan tâm Quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam Nghị định 36/2016/NĐ-CP – Nền tảng quản lý trang…

Tổng hợp biểu mẫu về thủ tục hải quan, giám sát hải quan theo TT 39

Có thể bạn quan tâm Hướng dẫn tải mẫu và ghi nhận xét học bạ lớp 2 theo Thông tư 27 Thông Tư 01/2011/TT-BNV: Hướng dẫn trình…

Nghị định số 04/2015/NĐ-CP: Đưa dân chủ vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

Luật Sư Tuấn trân trọng giới thiệu đến bạn đọc nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động…