Tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự bị phạt tù bao nhiêu năm?

Rate this post

Giết người là một tội phạm nghiêm trọng vi phạm pháp luật, làm tổn thương trực tiếp đến tính mạng của người khác. Những người phạm tội giết người phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung vào năm 2017. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Tội giết người thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm vụ án Nam sinh lớp 8 bị đánh chết não tại Hà Nội, cùng tìm hiểu góc nhìn của Luật sư Phùng Huyền nhé!

1. Tội giết người là gì?

Giết người là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tội giết người xảy ra khi một người thực hiện hành vi giết người với mục đích tước đoạt mạng sống của người khác.

2. Quy định của pháp luật về Tội giết người

Tội giết người là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017 như sau:

**“Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Giết 02 người trở lên;
    b) Giết người dưới 16 tuổi;
    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
    n) Có tính chất côn đồ;
    o) Có tổ chức;
    p) Tái phạm nguy hiểm;
    q) Vì động cơ đê hèn.
  2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Xem thêm Phân biệt Tội giết người và Tội vô ý làm chết người

3. Dấu hiệu pháp lý của Tội giết người

Mời bạn đọc cùng Luật sư A+ phân tích dấu hiệu Tội giết người qua 04 dấu hiệu đặc trưng sau đây:

3.1. Ai có thể phạm tội giết người? (chủ thể)

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự, người phạm tội giết người có thể là bất cứ ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc người không quốc tịch) từ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi).

Đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, phải chịu khung hình phạt đặc biệt nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng của tội giết người, cụ thể:

  • Nếu thực hiện hành vi giết người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự, phải chịu hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (khung hình phạt đặc biệt nghiêm trọng).
  • Nếu chỉ thực hiện hành vi giết người mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự, phải chịu hình phạt từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (khung hình phạt rất nghiêm trọng).

Như vậy, nếu người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm bài viết: Tội làm nhục người theo Điều 155 Bộ luật Hình sự (cập nhật 2023)

3.2. Hành vi nào cấu thành tội giết người? (mặt khách quan)

Tội giết người xảy ra khi hành vi tước bỏ quyền sống của người khác trái pháp luật bằng cách sử dụng những phương tiện và cách thức khác nhau gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi giết người có thể được thực hiện thông qua các hình thức hành động hoặc không hành động:

  • Hành động: người phạm tội chủ động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, dùng gạch ném,… tác động vào thân thể nạn nhân nhằm tước bỏ tính mạng người đó.
  • Không hành động: người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác nhằm giết người khác. Thông thường, tội phạm được thực hiện bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.

Có thể có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí:

  • Không sử dụng vũ khí, hung khí: người phạm tội sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ,… hoặc dùng các thủ đoạn khác.
  • Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác: người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc,… hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, giật điện,…

Thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực:

  • Dùng vũ lực: người phạm tội sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức trực tiếp dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ,… hoặc thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn,…
  • Không dùng vũ lực nghĩa: người phạm tội dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào,…

Cấu thành tội phạm của tội giết người
Cấu thành tội phạm của tội giết người.

Lưu ý:

  • Hậu quả của hành vi giết người là làm chấm dứt sự sống của người khác (nạn nhân chết). Tuy nhiên, chỉ cần người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người với mục đích làm nạn nhân chết thì dù có hậu quả chết người hay không vẫn cấu thành tội giết người.
  • Trong trường hợp người phạm tội dùng vũ lực khiến nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm tính mạng dẫn đến tử vong (hậu quả gián tiếp), ví dụ như đẩy nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường khi có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết,… vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người.

3.3. Các hành vi trên gây ra những tác động như thế nào? (khách thể)

Hành vi của người phạm tội giết người ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của con người, xâm phạm trực tiếp quyền được sống của người bị hại được pháp luật bảo vệ.

3.4. Dấu hiệu về lỗi của người phạm tội giết người (mặt chủ quan)

Người phạm giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), cụ thể:

  • Giết người với lỗi cố ý trực tiếp: là trường hợp người phạm tội biết rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn thực hiện.
  • Giết người với lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, tuy không mong muốn nạn nhân chết nhưng vẫn bỏ mặc dẫn đến hậu quả nạn nhân chết.

Xem thêm bài viết: Tội hành hạ người khác bị phạt bao nhiêu năm tù?

4. Hình phạt đối với Tội giết người

Người phạm tội giết người sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Các khung hình phạt được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hành vi phạm tội
Khung 1: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

  • Giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    • Giết 02 người trở lên;
    • Giết người dưới 16 tuổi;
    • Giết phụ nữ mà biết là có thai;
    • Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
    • Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
    • Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
    • Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
    • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
    • Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
    • Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
    • Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
    • Thuê giết người hoặc giết người thuê;
    • Có tính chất côn đồ;
    • Có tổ chức;
    • Tái phạm nguy hiểm;
    • Vì động cơ đê hèn.

Khung 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

  • Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại Khung 1

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với người chuẩn bị phạm tội: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tùy vào từng hành vi giết người cụ thể mà người phạm tội giết người sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.
Tùy vào từng hành vi giết người cụ thể mà người phạm tội giết người sẽ phải chịu hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình.

5. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126 Bộ luật Hình sự)

Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng xảy ra khi một người khi bị tấn công đã vượt qua giới hạn phòng vệ được cho phép khiến cho người kia chết hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết trong quá trình bắt giữ tội phạm. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:

  • Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

6. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ (Điều 124 Bộ luật Hình sự)

Giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi. Tội phạm này được quy định tại Điều 124 Bộ luật Hình sự như sau:

  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Xem thêm bài viết: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Điều 124 Bộ luật Hình sự

7. Thanh niên 15 tuổi say rượu, bị bạn bè kích động giết người có bị phạt tù không?

Chị H, 32 tuổi từ TP Hồ Chí Minh đã đến văn phòng Luật sư A+ để tư vấn về trường hợp của con trai chị như sau:

“Tối hôm đó, tôi đang ở nhà nấu ăn thì con trai tôi gọi điện bảo là lỡ tay giết người. Tôi hỏi thì con tôi nói đang đi nhậu với bạn bè do có hơi men trong người, bị bạn bè chọc tức nên đã dùng chai bia đập lên đầu bạn khiến đứa kia ngã đập đầu xuống đất và chết ngay tại chỗ. Hiện con trai tôi đã bị công an phường bắt về để hỏi tội. Tôi muốn hỏi luật sư, nếu con tôi mới 15 tuổi thì có phải đi tù không? Với tình trạng con say rượu, liệu có được xem xét giảm nhẹ hình phạt cho con không?”

Luật sư A+ trả lời câu hỏi của khách hàng:

Trong trường hợp của con chị, Luật sư phải xem xét hồ sơ kỹ lưỡng để có thể xác định chính xác. Tuy nhiên, dựa trên thông tin mà chị cung cấp, Luật sư A+ sẽ tư vấn như sau: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự. Mức hình phạt đối với hành vi giết người theo Điều 123 có 2 khung:

  • Phạt tù không quá 12 năm đối với người dưới 16 tuổi có hành vi giết người nếu có các tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.
  • Phạt tù từ 3,5 năm đến 7,5 năm đối với người dưới 16 tuổi có hành vi giết theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Tuy nhiên, chị cần thuê luật sư để tham gia bảo vệ cho con, xem xét đánh giá các tình tiết, mức độ nguy hiểm của hành vi,… để xác định rõ hành vi của con. Bởi lẽ, có thể con chị đã giết người do có men rượu trong người. Theo Điều 125 Bộ luật Hình sự, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định như sau:

  • Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, nếu con chị phạm tội giết người trong trạng thái tinh thần kích động mạnh và hành vi giết người đó xuất phát từ việc nạn nhân thực hiện hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với con chị, thì con vẫn bị phạt tù nhưng sẽ được giảm hình phạt tù xuống còn từ 06 tháng đến 03 năm.

8. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự.
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ.
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện.
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

  • Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm: Đội ngũ luật sư của Luật A+ là những luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra, các luật sư A+ đã có rất nhiều kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.
  • Thấu hiểu: Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ tới tận 24/7 từ chuyên môn đến tâm lý. Vì thế, chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.
  • Cam kết đến cùng: Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Hành trình đó có thể kéo dài nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi công lý, công bằng được thực hiện.

Trên đây là những thông tin về tội giết người và một số trường hợp đặc biệt của tội giết người mà luật sư A+ muốn chia sẻ đến quý khách hàng. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ qua email: [email protected] hoặc qua số điện thoại: 0899511010 để được hỗ trợ và tư vấn.

Related Posts

Thực đơn: Những điều cần biết về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Có thể bạn quan tâm Tìm hiểu nội dung Điều 229 BLHS năm 2015 về “Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai” Tìm…

Các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra hình sự

Có những trường hợp mà cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra hình sự. Hãy cùng tìm hiểu…

Vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 51 BLHS

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo…

Cần có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự

Quý vị luật sư có biết rằng khi xét xử vụ án đánh bạc tại một quán vịt cỏ ở thành phố Y, tỉnh V vào ngày…

Tìm hiểu về Biện pháp khiển trách theo Điều 93 BLHS năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017)

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp khiển trách và cách nó được áp dụng đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội….

Phần mềm hợp đồng điện tử iContract – Sự tin dùng của nhiều DN FDI

Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 đã đặt ra quy định mới về mức phạt chậm nộp thuế TNCN (thu nhập cá nhân) và tăng tiền…