Chuyên Gia Sức Khỏe – Trang thông tin y khoa sức khỏe tại Việt Nam

Rate this post

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Nguyễn Hồng Quân.

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (Điểm 12, Điều 4 Luật Đấu thầu 2013).

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu cũng như hạn chế các hành vi tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (Bộ luật Hình sự) đã quy định thêm tội danh mới liên quan tới lĩnh vực này, cụ thể:

1. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

  1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    • a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
    • b) Thông thầu;
    • c) Gian lận trong đấu thầu;
    • d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
    • đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
    • e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
    • g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
  2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

    • a) Vì vụ lợi;
    • b) Có tổ chức;
    • c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    • d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
    • đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dựa theo quy định trên, cấu thành tội phạm của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

1. Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng cũng tương tự đối với các tội xâm phạm khác, theo đó, cá nhân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật hình sự khi cá nhân đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi luật định được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.”

Mặc dù quy định về chủ thể của tội phạm này không có sự khác biệt so với các loại tội phạm khác, nhưng do đặc thù chuyên ngành nên không phải cá nhân nào cũng có thể thực hiện được hành vi phạm tội đối với tội này. Chủ thể của tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu thường là những người thực hiện các giai đoạn, công việc liên quan tới hoạt động đấu thầu như chủ đầu tư, bên mời thầu, bên dự thầu, tư vấn, giám sát,…

2. Khách thể của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, cụ thể là công tác quản lý hoạt động đấu thầu, chỉ định thầu đối với các chương trình, dự án đầu tư, bao gồm tất cả các hoạt động lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp trong các dự án đầu tư, chương trình mua sắm,…

3. Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

a) Hành vi khách quan

Hành vi khách quan của tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là việc làm trái các quy định của nhà nước về hoạt động đấu thầu. Đây là hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của người phạm tội dẫn đến gây thiệt hại cho người khác. Hành vi làm trái quy định về hoạt động đấu thầu được liệt kê tại Khoản 1 Điều 222 bao gồm:

  • Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu: hành vi này theo quy định tại Khoản 2 Luật Đấu thầu 2013 là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu. Việc can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu có thể là làm thay đổi kết quả đấu thầu, thay đổi các hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu…
  • Thông thầu: Thông thầu là hành vi thông đồng, thống nhất thỏa thuận, dàn xếp của các bên tham gia đấu thầu gây khó khăn cho các bên khác không tham gia thỏa thuận với mục đích để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu. Hành vi thông thầu dẫn đến làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, từ đó các nhà thầu khác dù có điều kiện đáp ứng được gói thầu tốt hơn những do hành vi thông thầu mà không có cơ hội được trúng thầu.
  • Gian lận trong đấu thầu: Gian lận trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 bao gồm các hành vi sau: trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào; cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
  • Cản trở hoạt động đấu thầu: hành vi cản trở hoạt động đấu thầu theo Khoản 5 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 bao gồm: hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu: hành vi này bao gồm các hành vi được quy định tại Khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013.
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
  • Chuyển nhượng thầu trái phép: Khoản 8 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định hành vi chuyển nhượng thầu trái phép bao gồm: nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết; chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

b) Hậu quả

Hậu quả của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Theo đó, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi khách quan nêu trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thiệt hại quy định trong tội này có thể là thiệt hại về tài sản của Nhà nước, của các bên tham gia đấu thầu, của các cá nhân, tổ chức có liên quan khác.

Để biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập Chuyên Gia Sức Khỏe – Trang thông tin y khoa sức khỏe tại Việt Nam.

Related Posts

Thực đơn: Những điều cần biết về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Có thể bạn quan tâm Cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 Cơ Quan Nào Có Thẩm…

Các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra hình sự

Có những trường hợp mà cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra hình sự. Hãy cùng tìm hiểu…

Vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 51 BLHS

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo…

Cần có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự

Quý vị luật sư có biết rằng khi xét xử vụ án đánh bạc tại một quán vịt cỏ ở thành phố Y, tỉnh V vào ngày…

Tìm hiểu về Biện pháp khiển trách theo Điều 93 BLHS năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017)

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp khiển trách và cách nó được áp dụng đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội….

Phần mềm hợp đồng điện tử iContract – Sự tin dùng của nhiều DN FDI

Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 đã đặt ra quy định mới về mức phạt chậm nộp thuế TNCN (thu nhập cá nhân) và tăng tiền…