Trường hợp đảng viên A sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật đảng không?

Rate this post

Hỏi:

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 52, Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm: “Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

  1. Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
  2. Vi phạm chính sách dân số.”

Tại Điểm 8.1, Khoản 8, Phần III, Hướng dẫn số 05-HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của UBKT Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW quy định:

  • Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.

Như vậy, trường hợp đảng viên A sinh con thứ 3 có bị xử lý kỷ luật đảng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 20/2010 NĐ-CP, ngày 8/3/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số, có 7 trường hợp sinh con thứ 3 mà không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con (chính sách dân số). Nghị định số 18/2011/NĐ-CP, ngày 17/3/2011 của Chính phủ sửa đổi khoản 6, Điều 2 Nghị định số 20/2010 NĐ-CP, ngày 8/3/2010 của Chính phủ:

  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
  • Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
  • Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
  • Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương xác nhận:
  • Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
    • Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
    • Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
  • Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Tại Khoản 2, Điều 5. Quy định số 69- QĐ/TW, ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật.

“Đối với đảng viên:

  1. Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
  2. Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ảnh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm”.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, nếu đảng viên A sinh con thứ 3 mà không nằm trong các trường hợp nêu trên thì bị coi là vi phạm chính sách dân số, sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật ở mức khiển trách.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Điểm 8.1, Khoản 8, Phần III, Hướng dẫn số 05- HD/UBKTTW, ngày 22/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện một số điều trong Quy định số 69-QĐ/TW thì đảng viên sinh con thứ 3 nhưng “vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật”. Tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ từng trường hợp cụ thể, hồ sơ vụ việc và các quy định trên để xem xét, quyết định.

Nguồn tài liệu tham khảo: Tạp chí Kiểm tra số 4 – 2023

Related Posts

Thực đơn: Những điều cần biết về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Có thể bạn quan tâm Thẩm quyền điều tra và thời hạn điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát Tội thiếu trách nhiệm gây…

Các trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra hình sự

Có những trường hợp mà cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra hình sự. Hãy cùng tìm hiểu…

Vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 51 BLHS

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề vướng mắc khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo…

Cần có hướng dẫn cụ thể về áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự

Quý vị luật sư có biết rằng khi xét xử vụ án đánh bạc tại một quán vịt cỏ ở thành phố Y, tỉnh V vào ngày…

Tìm hiểu về Biện pháp khiển trách theo Điều 93 BLHS năm 2015 (sửa đổi và bổ sung năm 2017)

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về biện pháp khiển trách và cách nó được áp dụng đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội….

Phần mềm hợp đồng điện tử iContract – Sự tin dùng của nhiều DN FDI

Nghị định 125/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020 đã đặt ra quy định mới về mức phạt chậm nộp thuế TNCN (thu nhập cá nhân) và tăng tiền…